Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

C8. Được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

C8. ĐƯỢC SOI DẪN BỞI ĐỨC THÁNH LINH

Tác giả: Bayless Conley

BÀI 1: MỘT VÀI CÁCH ĐỨC CHÚA TRỜI
LÃNH ĐẠO DÂN SỰ NGÀI


LỜI GIỚI THIỆU
Nhiều người trong chúng ta đang ở trong tình trạng bối rối và chúng ta không biết phải làm gì. Nhưng Đức Chúa Trời đã trả lời cho chúng ta. Đức Chúa Trời không bao giờ định rằng những người đang lãnh đạo thân thể của Đấng Christ sẽ thực hiện công việc của họ trong xác thịt. Công việc của chức vụ không có nghĩa là được thực hiện chỉ bằng sự khôn ngoan của con người. Đức Chúa Trời đã hoạch định cho những người lãnh đạo phải được Thánh Linh của Ngài hướng dẫn.
Nếu chúng ta đang có trái Thánh Linh trong chức vụ của chúng ta, thì chức vụ của chúng ta ắt phải được Thánh Linh hướng dẫn và ban cho quyền năng; một trong những điều ngăn trở nhất trên thế giới là được ở trong chức vụ mà không biết cách để được hướng dẫn bởi Thánh Linh.
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài để giúp chúng ta đi đến những quyết định đúng. Khi phải đối phó với những người khó tính và chống đối trong Hội Thánh thì chúng ta phải được Thánh Linh soi dẫn. Khi chúng ta đương đầu với sự ngược đãi, những cuộc tấn công thuộc linh và bị áp lực thì chúng ta phải được Thánh Linh hướng dẫn. Khi đến để mua đất xây dựng thì chúng ta phải được Thánh Linh dẫn dắt. Dù chúng ta đang chọn lựa những người hướng dẫn, giảng đạo hay giúp đỡ mọi người chúng ta đều cần sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh.
Là những người lãnh đạo, nhiều đời sống bị ảnh hưởng bởi những việc làm của chúng ta. Tất cả những quyết định của chúng ta không có nghĩa là chỉ phó mặc vào trí tuệ (sự hiểu biết) của con người. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài hầu làm cho chúng ta có thể thực hiện quyết định đúng. Nhưng chúng ta phải học biết cách lắng nghe Ngài. Khi chúng ta đang lắng nghe Thánh Linh của Chúa, chúng ta sẽ nghe những điều mà người khác không được nghe.
Ghi chú: Trong suốt tất cả các loạt bài tham khảo trong Kinh Thánh đều từ bản NKJV ngoại trừ những mặt khác đã được chú thích.

DÀN Ý BÀI HỌC
PhuDnl 4:5, 6

I. Đức Chúa Trời đã dẫn dắt chúng ta qua Lời của Ngài
A. Lời của Đức Chúa Trời đã được viết thành văn là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (LuLc 11:49).
Ngày nay bạn rất cần sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh và những buổi nhóm gia đình, Kinh Thánh là chỗ đầu tiên để bạn tìm kiếm điều đó.
B. Lời Đức Chúa Trời được viết thành văn bảo đảm sự thành công trong chức vụ (Gios Gs 1:7, 8)
C. Lời của Đức Chúa Trời được viết thành văn là ánh sáng cho đường lối của chúng ta (Thi Tv 119:105, 128).
1. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng Lời của Ngài
2. Chúng ta phải tiếp nhận Lời của Đức Chúa Trời với thái độ đúng đắn.
3. Thái độ đó phải là sự vâng lời (EsIs 8:20).
4. Đức Chúa Trời không hướng dẫn chúng ta đi trái ngược với Lời của Ngài đã được viết thành văn.
D. Đức Thánh Linh dẫn dắt vào mọi lẽ thật bởi Lời của Đức Chúa Trời (GiGa 16:13; 17:17)
1. Hãy tra xem Lời của Đức Chúa Trời về sự soi dẫn.
2. Hãy tìm ra điều mà Lời Đức Chúa Trời phán trước khi bạn thực hiện các quyết định.
3. Trước khi bổ nhiệm những người hướng dẫn hãy tìm xem những phẩm chất của người lãnh đạo trong Hội Thánh là gì?
4. Chính khi chúng ta xao lãng Lời (Chúa) thì chúng ta gặp rắc rối.

II. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng sự công chính của chúng ta (ChCn 11:3).
A. Công chính có nghĩa là ngay thẳng về tính cách và trung thực (Giop G 27:3-6).
Khi chúng ta thực hiện quyết định để sống bằng sự công chính thì đời sống chúng ta sẽ trở nên dễ chịu hơn.
B. Các Mục sư phải lãnh đạo (hướng dẫn) bằng sự công chính (Thi Tv 78:70-72).
1. Nhiều người không được đặt vào những vị trí lãnh đạo trong Hội Thánh bởi vì họ dâng tiền.
2. Nếu như đặt họ vào sự lãnh đạo mà họ không được Đức Chúa Trời lựa chọn thì điều đó sẽ phá vỡ nguyên tắc về sự công chính.
3. Sự công chính có ý muốn nói rằng tôi sẽ không sử dụng bất cứ phương cách nào để gây quỹ.
4. Các Mục sư, phải bảo vệ chức vụ của bạn bằng sự công chính.
5. Phải trung thực với mọi người khi bạn nói.
6. Đừng xúc phạm đến lương tâm của bạn.
7. Bất cứ lúc nào bạn sửa đổi sự thật nhằm để nhận được một điều gì đó, cuối cùng bạn sẽ mất điều đó.

III. Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta bằng sự bình an của Ngài (CoCl 3:15)
A. Hãy để sự bình an của Đức Chúa Trời quyết định và giải quyết tất cả mọi nan đề còn lại là những nan đề hiện lên trong trí của bạn .
Khi bạn bắt đầu cầu nguyện để thực hiện một điều gì đó, hãy tự hỏi bạn có bình an trong tâm hồn hay bạn có cảm thấy do dự (lưỡng lự) và khó chịu hay không?
B. Bước đi trên con đường khôn ngoan dẫn đến sự bình an (ChCn 3:13, 17).
1. Nhiều quyết định quan trọng có thể được thực hiện trên sự bình an.
2. Chúa Jêsus là Chúa Bình An.

IV. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta qua lời khuyên của những người khác (20:18; 24:6).
A. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta thân thể của Đấng Christ để giúp đỡ chúng ta .
1. Không một người nam hay người nữ nào là một hòn đảo đối với chính mình họ.
2. Nếu lời khuyên mà bạn sẽ nhận từ những người khác không giống với điều mà Đức Chúa Trời đã đặt trong lòng bạn thì bạn sẽ dành nhiều thì giờ để cầu nguyện về điều đó.
3. Chính bạn sẽ phải trả lời với Đức Chúa Trời về những quyết định của mình.
4. Tuy nhiên, những người khác có thể giúp bạn thấy mọi việc trong ánh sáng của Chúa, bước đi trong sự công chính với sự bình an của Đức Chúa Trời và qua lời khuyên của họ.

Thảo luận nhóm
Thảo luận trong các nhóm của bạn :
1. Bằng cách nào chúng ta nhận ra khi Đức Thánh Linh đang hướng dẫn chúng ta hay là các linh khác đang hướng dẫn chúng ta?
2. Khi chúng ta cảm thấy điều mà chúng ta đang nghe từ Thánh Linh mà không được những người xung quanh ủng hộ (tán thành) với chúng ta, thì chúng ta nên làm gì?
3. Những cách khác nhau nào trong cách mà chúng ta làm có thể phá vỡ nguyên tắc của sự công chính trong những lựa chọn, hoặc những quyết định mà chúng ta thực hiện?
4. Riêng cá nhân bạn thì sự công chính có nghĩa là gì?
5. Sự bình an của Đức Chúa Trời và lời khuyên của những người khác đóng vai trò nào trong đời sống của bạn, khi bạn đi đến những quyết định rất quan trọng mà không hiểu được rõ ràng trong Kinh Thánh?

Tự nghiên cứu
1. Viết ra 4 cách trong các cách mà Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta như đã học trong bài học này và dưới mỗi cách, hãy viết câu trả lời của bạn.
Thí dụ: Đức Chúa Trời soi dẫn chúng ta qua lời của Ngài đã được viết thành văn, vì vậy tôi phải học Lời của Đức Chúa Trời và áp dụng các nguyên tắc của Lời Ngài vào tất cả những quyết định của tôi.

BÀI 2: PHƯƠNG CÁCH ĐỨC CHÚA TRỜI HƯỚNG DẪN CHÚNG TA
QUA TÂM LINH CỦA CHÚNG TA


Lời giới thiệu
Trong bài học cuối của chúng ta, chúng ta đã nói về việc tra xem Lời Đức Chúa Trời về sự hướng dẫn. Chúng ta đã nói về cách Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng sự công chính, theo sau sự bình an của Đức Chúa Trời trong tâm hồn của chúng ta, và được cởi mở đối với lời khuyên mà những người khác ban cho chúng ta.
Trong bài học này, chúng ta sẽ nói về cách mà Đức Chúa Trời hướng dẫn qua tâm linh của chúng ta.

DÀN Ý BÀI HỌC
XaDr 12:1

I. Con người là một thần linh được tạo dựng.
Chú ý trong bài này là Đức Chúa Trời tạo thần linh trong người ta.
Con người có thần linh trong mình.
ITe1Tx 5:23 cũng dạy rằng con người là một sinh vật có ba phần: tâm thần, linh hồn và thân thể.
A. Có một sự khác nhau giữa tâm thần và linh hồn của con người .
1. Tâm thần là con người thật, sống bên trong thân thể.
2. Linh hồn được hình thành bởi ý chí, tâm trí và tình cảm.
3. Thân thể là nhà mà con người sống trong đó.
B. Đức Chúa Trời là Cha về phần hồn (HeDt 12:9).
1. Chúa Giê-xu khẳng định điều này trong GiGa 4:24 rằng Đức Chúa Trời là Thần.
2. Nếu Đức Chúa Trời là Thần và con người được dựng nên giống như hình ảnh Đức Chúa Trời. SaSt 1:27, 2:7. Vậy thì, con người phải là một linh.
3. Kinh Thánh chép rằng: “Xác chẳng có hồn thì chết ” (Gia Gc 2:26).
C. Thần linh trong con người đã chết trong vườn Ê-đen (SaSt 2:15-17).
1. Đức Chúa Trời đang nói về cái chết thuộc linh đối với A-đam và Ê-va.
2. Điều này có nghĩa là bị tách biệt khỏi Đức Chúa Trời (mất đi sự tương giao với Đức Chúa Trời) (3:8, 9).
3. A-đam và Ê-va là nguồn gốc của loài người.
4. Sau đó con người trở nên bản tính xác thịt (thiên nhiên) làm con của sự thạnh nộ (Eph Ep 2:1-3).

II. Chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã thay đổi bản tính xác thịt của loài người (Exe Ed 36:26-27).
Chương trình đó được hoàn thành qua Chúa Giê-xu Christ .
A. Thần linh mới trong con người (GiGa 3:1, 8).
1. Con người phải được sanh lại để nhận được thần linh mới này.
2. Điều này nói lên sự sanh thuộc linh qua Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
3. Sự thay đổi này diễn ra ở bên trong.
4. Khi một người tiếp nhận Đấng Christ, người ấy nhận được thần linh mới.
B. Tương giao với Đức Chúa Trời qua tâm linh của chúng ta và Ngài tương giao với chúng ta qua Thánh Linh của Ngài .
Nếu Đức Chúa Trời đang hướng dẫn và dìu dắt chúng ta bằng Thánh Linh thì Ngài sẽ làm điều đó qua thần linh của chúng ta.
C. Đức Chúa Trời chiếu sáng chúng ta qua thần linh của chúng ta (ChCn 20:27).
1. Đức Thánh Linh xác nhận có thần linh của chúng ta (RoRm 8:16; ICo1Cr 2:14).
2. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh bày tỏ những điều mà Ngài đã sắm sẵn cho chúng ta, và Đức Thánh Linh xác nhận có thần linh của chúng ta (2:9-12).

III. Cách Đức Chúa Trời đối đãi với thần linh của chúng ta (GiGa 13:2, 21).
A. Tâm thần bị bối rối (13:21).
1. Khi bạn thuyết phục những người có một tâm thần hoặc động cơ sai thì tâm thần của bạn sẽ bị bối rối.
2. Họ có thể nói điều đúng hoặc làm điều đúng, nhưng khi bạn thuyết phục họ điều gì đó trong tâm thần của bạn làm cho bạn buồn bực.
3. Khi bạn nhận ra được một sự bối rối (lo âu) nội tâm, bạn hãy tỉnh thức, Đức Chúa Trời sẽ giao thông với bạn.
B. Chịu đau buồn trong tâm linh (Cong Cv 16:16-18).
Một số người hoặc một nơi nào đó có thể gây cho bạn chịu đau buồn trong tâm linh. Khi nào điều đó xảy ra cho bạn, bạn hãy tỉnh thức, biết cẩn thận chú ý đến điều đó để tránh cho bạn khỏi sự bối rối.
C. Không được yên ổn trong tâm linh (IICo 2Cr 2:12, 13).
1. Sẽ không có sự yên ổn trong tâm linh khi có một điều gì đó không phải.
2. Nếu bạn đang đi về một hướng mà dường như bạn cảm thấy không được yên ổn thì bạn hãy dừng lại và bám lấy Đức Chúa Trời.
D. Bị làm tức giận trong tâm linh (Cong Cv 17:16, 17).
1. Khi điều đó xảy đến với bạn, bạn cần nói ra và chia xẻ.
2. Gặp rắc rối, Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn bạn.
3. Từ “làm cho tức giận” có nghĩa là chọc, thúc một cách nhẹ nhàng.
4. Nếu bạn biết lắng nghe Đức Chúa Trời cách này, chức vụ của bạn sẽ được xác định rõ nét.
E. Bị ràng buộc trong tâm linh (Cong Cv 18:5).
1. Một sự ràng buộc nội tâm để nói.
2. Để trở nên nhạy bén hơn đối với cách mà Đức Chúa Trời đối phó với tâm thần của bạn là dành hết thì giờ vào Lời Đức Chúa Trời.
3. Lời Ngài là Thánh Linh và sự sống.
4. Cũng dành hết thì giờ vào sự cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện bằng tiếng lạ.
5. Khi bạn cầu nguyện bằng tiếng lạ, tâm linh bạn sẽ cầu nguyện.
6. Hãy cầu nguyện và chuyên tâm vào Lời Chúa.
7. Hãy lắng nghe tâm linh của bạn.

Thảo luận nhóm
1. Trong nhóm nhỏ của bạn, hãy chia xẻ ít nhất là một khái niệm mới mà bạn đã học trong bài học này về cách được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh.
2. Thuật lại kinh nghiệm riêng của bạn về bất cứ cách nào trong 5 cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với tâm linh của chúng ta.
3. Khi chúng ta nhận được sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời qua tâm linh của chúng ta, thì sự hướng dẫn quan trọng của chúng ta là gì?

Tự nghiên cứu
Nghiên cứu về đời sống của Đấng Christ trong các sách Phúc Âm và tìm những đoạn văn hoặc những sự kiện song song trong đời sống của Chúa chúng ta với 5 cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với tâm linh chúng ta.
1. Tâm thần bị bối rối.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
2. Chịu đau buồn trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
3. Không được yên ổn trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
4. Bị làm tức giận trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
5. Bị ràng buộc trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:

BÀI 3: nhận sự soi dẫn trong nghịch cảnh


Lời giới thiệu
Có lúc chúng ta chịu áp lực lớn, khi đó chúng ta khó nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời. Nhưng đó là thời gian mà chúng ta cần nhận biết Chúa hơn hết.

DÀN Ý BÀI HỌC
IVua 1V 19:1-19

I. Sứ điệp
A. Dân tộc Y-sơ-ra-ên đã rơi vào tình trạng sa ngã.
B. Họ đã rơi vào sự thờ lạy hình tượng.
C. Ê-li đã cầu nguyện và trời đóng chặt lại không có mưa.
D. Ông triệu tập cả dân Y-sơ-ra-ên đến nhóm cùng ông trên đỉnh núi Cạt-mên.
E. Ở đó Ê-li gọi lửa từ trời giáng xuống và dân sự ăn năn trở lại cùng Đức Chúa Trời.
F. Ông cầu nguyện lần nữa và mưa bắt đầu rơi.
G. Ê-li có nhiều từng trải (kinh nghiệm) siêu nhiên tuyệt vời, những kinh nghiệm mà giành được chiến thắng cho Chúa.
H. Kế đó đến những thử thách lớn nhất của đời ông.
I. Nhiều lần những thử thách lớn nhất của chúng ta theo sau chiến thắng lớn nhất của chúng ta.
J. Một vài sự cám dỗ lớn nhất mà bạn chưa hề trải qua sẽ đến với bạn sau từng trải (kinh nghiệm) lớn nhất và ngọt ngào nhất với Đức Chúa Trời.
K. Vào thời điểm khủng hoảng và khó khăn của Ê-li, ông cần một sự hướng dẫn mới từ Đức Chúa Trời.

II. Nguyên tắc từ sứ điệp
Có một số nguyên tắc từ sứ điệp này dạy chúng ta cách tiếp nhận sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời trong những lúc khó khăn.
A. Đừng trốn tránh
1. Khi sự khủng hoảng áp đến, Ê-li biết rằng ông phải nhận biết Đức Chúa Trời.
2. Ông quyết định đi đến núi Hô-rếp.
3. Ngày nay núi này được gọi là núi Si-na-i.
4. Đây là nơi đến của Ê-li.
5. Nhưng trước khi đến đó, ông muốn tránh đi (19:4).
6. Bạn sẽ vươn lên nếu bạn còn hi vọng.
B. Hãy loại bỏ những điều không cần thiết (19:3).
1. Ông để tôi tớ của ông ở lại Bê-e-sê-ba.
2. Người đầy tớ này không có sự lựa chọn của Đức Chúa Trời để kế vị Ê-li ngoại trừ Ê-li-sê (19:16).
3. Ê-li không hề quay lại để dẫn người đầy tớ này.
4. Đôi khi chúng ta thêm nhiều việc cho đời sống của chúng ta, là những việc mà Đức Chúa Trời không hề sắp đặt cho chúng ta.
5. Bạn có đang ở trong phạm vi mà Đức Chúa Trời đặt định cho bạn không?
6. Hay là bạn đã thêm nhiều việc cho đời sống và chức vụ của bạn, là những điều mà Đức Chúa Trời không hề chỉ định (IICo 2Cr 10:13, 14).
7. Điều cuối cùng mà Đức Chúa Trời bảo bạn làm là gì?
8. Bạn đã hoàn thành điều đó chưa hay còn để lại?
9. Nếu bạn cần sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong những lúc khó khăn, bạn cần phải suy nghĩ, xem xét để bạn được kinh nghiệm.
10. Hãy hiểu rằng một sự hướng dẫn mới từ Đức Chúa Trời sẽ tẩy sạch những cái xưa cũ.
11. Cho đến khi bạn hoàn tất bước một, bạn sẽ thấy được bước hai trong ý muốn Đức Chúa Trời.
C. Bạn cần phải nghỉ ngơi (IVua 1V 19:5, 6).
1. Về tinh thần, bạn cần nghỉ ngơi trong Chúa.
2. Sự lo lắng sẽ làm cho đời sống bạn mất đi sự khôn ngoan của Chúa.
3. Tất nhiên, nghỉ ngơi thật quan trọng.
D. Dành thời gian cho Lời Chúa và cầu nguyện (19:6).
1. Bánh là Lời Đức Chúa Trời trong khi Nước là Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
2. Nếu bạn muốn Đức Chúa Trời chỉ dẫn, bạn cần phải ăn và uống.
3. Hãy chuyên tâm vào Lời Chúa, cầu nguyện và giao thông với Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
4. Nếu bạn làm điều đó, Đức Chúa Trời sẽ trò chuyện với bạn qua Lời Ngài (ChCn 6:22).
5. Nếu bạn phó thác chính mình vào Lời Chúa và cầu nguyện, bạn sẽ đi đến chỗ nhận biết Chúa tỏ tường.
E. Hãy tự nhắc nhở bạn nhớ lại cách Đức Chúa Trời chỉ dẫn bạn (IVua 1V 19:11, 12).
1. Núi Hô-rếp hay núi Si-na-i là nơi mà Đức Chúa Trời trò chuyện với dân Y-sơ-ra-ên (XuXh 19:1-25).
2. Đức Chúa Trời phán, Ngài sẽ không hướng dẫn bạn qua dấu hiệu ý thức của bạn thuộc về xác thịt nhưng qua tiếng gọi nhỏ nhẹ của Đức Thánh Linh (HeDt 12:18, 26).
3. Tiếng gọi nhỏ nhẹ vẫn đang nói với bạn khi bạn yên lặng là gì?
4. Sự kiện quan trọng nhất là điều có thể xảy ra cho một người được cứu.
5. Điều này được khẳng định bởi Đức Thánh Linh xác nhận có thần linh của chúng ta (RoRm 8:16).
6. Tại sao chúng ta càng phải mong đợi khi những nan đề xảy ra ít hơn trong cuộc sống?
7. Trưởng thành thuộc linh để bạn có thể biết rõ khi Đức Chúa Trời trò chuyện với bạn.
8. Tất cả những quyết định mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống không quan trọng bằng sự cứu rỗi.
9. Đừng mong đợi những điều kỳ diệu xảy đến cho bạn trước khi bạn nhận biết Chúa.
10. Đức Chúa Trời trò chuyện bằng một tiếng gọi êm dịu nhỏ nhẹ.
F. Hãy biết rằng bạn không có cô đơn (IVua 1V 19:18).
1. Ngày nay bạn không phải là người duy nhất từng trải thử thách.
2. Nhiều con dân Chúa đang vượt qua cùng một thử thách mà bạn đang vượt qua.
3. Họ nhận biết Chúa và đã thực hiện điều đó qua những thử thách.
G. Làm theo sự hướng dẫn mà bạn đã nhận được (19:19).
1. Nếu bạn biết mình đã nhận được sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời hãy làm theo sự hướng dẫn đó.
2. Hãy xen vào giữa sự tràn ngập của Đức Chúa Trời và bước đi với điều đó.
3. Những ngày tốt đẹp nhất của bạn đang ở phía trước bạn.

Thảo luận nhóm
1. Thời gian tốt nhất trong đời sống hoặc trong chức vụ của chúng ta là thời gian nào khi chúng ta cần sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời hơn hết?
2. Những ngăn trở hoặc những sự bối rối đôi khi có thể ngăn chặn chúng ta không thể tiến tới được, là chỗ mà chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời.
3. Cho vài đề nghị về cách loại bỏ những điều không cần thiết trong đời sống và chức vụ của chúng ta.
4. Đề nghị vài cách để được nghỉ ngơi phần thể xác lẫn tâm linh đối với của bạn.

Tự nghiên cứu
1. Suy nghĩ và xem xét lại những trách nhiệm trong đời sống bạn và chức vụ của bạn.
Liệt kê những trách nhiệm đó bên dưới đây:
2. Điều nào trong những điều mà bạn thuyết phục Đức Chúa Trời kêu gọi và trang bị cho bạn thực
hiện nhiệm vụ này?
3. Điều nào trong những điều mà bạn không thuyết phục Đức Chúa Trời, bạn được Chúa kêu gọi để làm nhiệm vụ nhưng bạn đã thêm công việc vào chức vụ của bạn ngoài sự cần thiết?
4. Bạn có thể làm gì về những trách nhiệm được thêm vào này?
5. Khi nào bạn cần thời gian cuối cùng ngoài thời khoá biểu bận rộn của bạn để có một nơi nghỉ ngơi riêng tư?

BÀI 4: CÁC QUYỀN ƯU TIÊN CỦA ĐỜI SỐNG


Lời giới thiệu
Khi bạn đặt các quyền ưu tiên phải lẽ, điều này giúp bạn đi đến những quyết định tốt. Nếu các quyền ưu tiên của bạn ở ngoài khuôn khổ, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối trong đời sống và chức vụ của bạn.
Một vài quyết định rất dễ thực hiện khi xem xét các quyền ưu tiên của chúng ta. Có 4 quyền ưu tiên chính mà chúng ta cần đề cập đến trong bài học này. Đó là chức vụ, gia đình, mối tương quan với Đức Chúa Trời và sự tiêu khiển. Hãy suy nghĩ một chút; bạn sẽ đặt chúng theo thứ tự nào? Quyền ưu tiên được xác định bởi điều mà chúng ta thấy dù rằng giá trị và quý báu. Nhưng khi bạn đi theo ý riêng của mình thì những điều bạn đeo đuổi suốt thời gian đó sẽ cho bạn biết đâu là các quyền ưu tiên của bạn.
Để tôi chia xẻ với bạn cách đặt các quyền ưu tiên :

DÀN Ý BÀI HỌC
Ưu tiên 1: Mối tương quan cá nhân với Đức Chúa Trời.
Ưu tiên 2: Gia đình.
Ưu tiên 3: Chức vụ.
Ưu tiên 4: Nghỉ ngơi và giải trí.
1. Bất cứ lúc nào mà trong các quyền ưu tiên này thay đổi, nó sẽ chuyển về vị trí số 1.
2. Thế gian này bị đắm chìm trong tăm tối bởi vì A-đam và Ê-va đặt quyền ưu tiên của họ ngoài ranh giới.
3. Ê-va đặt vật chất trên tinh thần (tâm linh).
4. A-đam đặt vợ trên Đức Chúa Trời.
5. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời có thứ tự.
6. Đức Chúa Trời có thứ tự riêng biệt để làm mọi việc.
7. Bạn có thể tránh rất nhiều vấn đề trong đời sống và chức vụ bạn nếu bạn đặt ưu tiên đời sống bạn theo khuôn mẫu và nguyên tắc trong Kinh Thánh.

I. Mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời (PhuDnl 30:19, 20).
A. Định nghĩa .
1. Rao giảng không phải là mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
2. Rao giảng là sự tràn ngập về mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
3. Cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa không phải là mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
4. Mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời là tình bằng hữu và mối thông công với Đức Chúa Trời.
5. Thời gian mà bạn đối diện với Ngài qua sự cầu nguyện và thờ phượng.
6. Thời gian mà bạn sử dụng vào việc học Lời Ngài để nhận biết Ngài.
7. Đó là quyền ưu tiên thứ nhất trong đời sống.
B. Giao thông với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện và học Lời Chúa .
1. Tất cả chức vụ mang lại kết quả là sự đầy dẫy hoặc sự phát triển về mối thông công cá nhân với Đức Chúa Trời.
2. Chúa Giê-xu là gốc nho và chúng ta là nhánh (GiGa 15:4, 5).
3. Cách duy nhất mà chúng ta có thể kết nhiều quả là phải duy trì một sự thông công sống động với Ngài.
4. Hãy để ý cách Chúa Giê-xu lập các sứ đồ đầu tiên, họ phải ở với Ngài và sau đó đi giảng đạo (Mac Mc 3:13-15).
5. Nhận biết Ngài đến trước khi biết quyền năng Ngài (Phi Pl 3:10).
6. Có thể đang làm việc cho Đức Chúa Trời mà không có thời gian để dành cho Đức Chúa Trời .
7. Ma-thê quá bận rộn chiếm hết thời gian trong việc phục vụ Chúa và môn đồ Ngài. Nhưng bà thiếu thời gian để ngồi dưới chân Chúa (LuLc 10:38-42).
8. Các Mục sư, những người lãnh đạo cần thời gian để ngồi dưới chân Chúa. Chúng ta phải chọn lựa ở với Đức Chúa Trời.

II. Ưu tiên 2 là gia đình.
A. Ưu tiên với vợ hoặc chồng .
1. Vợ chồng có sau Đức Chúa Trời và trước con cái.
2. Vợ của A-đam hoàn toàn thuộc về ông và không có chức vụ (SaSt 2:18).
3. Chức vụ ở con người, vì thế nó phải bắt đầu với vợ hoặc chồng (ITi1Tm 3:1-5).
4. Nếu bạn không thể quan tâm chăm sóc cô dâu của bạn thì làm sao bạn có thể quan tâm chăm sóc cô dâu của Chúa?
5. Nếu bạn không thể quan tâm chăm sóc gia đình thì làm sao bạn có thể quan tâm chăm sóc gia đình của Đức Chúa Trời?
6. Ngoài Chúa ra, chức vụ đối với vợ hoặc chồng là trước mọi người khác.
B. Ưu tiên đối với con cái
1. Con cái là phạm vi đầu tiên của bạn.
2. Sau khi chúng được cứu rỗi, chúng trở nên Hội Thánh đầu tiên.
3. Trước khi mục sư có thể có đủ tư cách để lãnh đạo người khác, gia đình của mục sư phải có thứ tự trước tiên.
4. Câu chuyện của Ê-li, thầy tế lễ (ISa1Sm 2:22-36).
5. Bạn có thể trở thành một người giảng dạy giỏi, nhưng nếu bạn không cần có thời gian sống với gia đình bạn thì chức vụ bạn có thể kết thúc trong thảm họa.

III. Ưu tiên 3: Chức vụ (CoCl 4:17; IITi 2Tm 4:5)
Giao cho chính bạn hoàn thành chức vụ một cách đầy đủ.
Chức vụ là hợp tác làm việc cùng với Đức Chúa Trời để thay đổi đời sống và số phận con người.
Chức vụ có thể bị phá vỡ, gãy đổ trong nhiều lãnh vực :
A. Một thời gian cầu nguyện và học Lời Chúa .
Nhằm để có sứ điệp mới từ nơi Chúa để chăn bầy của Đức Chúa Trời, chúng ta phải dành thời gian vào sự cầu nguyện và học Lời Chúa.
B. Cần thời gian với tập thể hoặc những người lãnh đạo Hội Thánh .
Gương mẫu của Chúa Giê-xu :
1. Ba môn đồ gần gũi nhất với Ngài: Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng.
2. Sau đó là12 người khác.
3. Kế là nhóm 70 môn đồ.
4. Sau đó là một tập thể và số người rất đông.
5. Bạn phải cần thời gian với những người lãnh đạo trong Hội Thánh.
6. Bạn phục vụ cho Giáo Hội.
7. Sử dụng họ và gần gũi với họ. Tạo mối quan hệ với họ.
C. Chức vụ là công việc (IPhi 1Pr 5:1-5).
1. Các mục sư không phải là những người độc tài.
2. Họ phải lãnh đạo bằng gương mẫu.

IV. Ưu tiên 4: Nghỉ ngơi và giải trí (Mac Mc 6:31).
A. Cần thời gian nghỉ ngơi .
1. Chức vụ quá bận rộn bạn có thể dành hết ngày này qua ngày kia nhưng chưa đến với mỗi người.
2. Đó là những thời gian mà Chúa Giê-xu sẽ nói với bạn hãy đến bên cạnh và nghỉ ngơi một chốc lát.
3. Nếu bạn không cần thời gian nghỉ ngơi thì cơ thể bạn sẽ suy nhược, kiệt sức.
B. Cần thời gian để luyện tập (ITi1Tm 4:8).
1. Hãy làm điều gì đó để giải trí.
2. Tìm điều gì đó mà bạn thích và ích lợi cho cơ thể bạn.
3. Điều này giúp cho tâm trí bạn sáng suốt hơn.
4. Đó phải là một sự cân bằng về sự nghỉ ngơi và luyện tập cùng với chức vụ.
5. Cần thời gian để nghỉ ngơi và luyện tập. Thực hiện những quyết định dựa trên những ưu tiên của đời sống.

Thảo luận nhóm
1. Đánh giá một trong bốn ưu tiên và chia xẻ với các thành viên trong nhóm của bạn cách mà mỗi ưu tiên phù hợp trong thời khoá biểu của bạn.
2. Cầu nguyện cho nhau, đặc biệt cho những người trong nhóm bạn là những người mà các ưu tiên của họ bị đặt sai chỗ.

Tự nghiên cứu
1. Chuẩn bị một thời gian biểu về sự bắt đầu với sinh hoạt hàng ngày của bạn khi bạn thức dậy vào buổi sáng cho đến lúc bạn đi ngủ.
2. Ghi lại số lượng thời gian bạn có mỗi tuần mà bạn dành cho:
Đức Chúa Trời:
Gia đình:
Chức vụ:
Nghỉ ngơi và giải trí;
3. Ưu tiên của bạn có thứ tự hay không thứ tự?
4. Cầu nguyện và làm theo câu trả lời của bạn.

BÀI 5: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NGUY HIỂM TRONG VIỆC TÌM KIẾM
SỰ HƯỚNG DẪN TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI


LỜI GIỚI THIỆU
Trong bài học này tôi sẽ đưa ra vài sự khôn ngoan thiết thực là điều sẽ giúp bạn thực hiện những quyết định khôn ngoan và không bị đánh lừa. Hãy cẩn thận chớ thực hiện những quyết định của bạn dựa trên hình thức bên ngoài hoặc những quan niệm thông thường.

DÀN Ý BÀI HỌC
Cong Cv 27:9-15

I. Sự nhận thức bên ngoài của Phao-lô.
Đây là điều gì đó mà Phao-lô nhận thức được trong tâm linh ông.
A. Mọi mâu thuẫn ở bên ngoài với điều Phao-lô nhận thức trong tâm linh ông .
Ba điều mâu thuẫn với Phao-lô:
1. Nhà chuyên môn mâu thuẫn với ông (27:11).
2. Nhiều người mâu thuẫn với ông (27:12).
3. Hoàn cảnh mâu thuẫn với ông (27:13).
B. Tất cả họ điều sai , nhưng Phao-lô thì đúng .
C. Học lắng nghe nhân chứng bên trong tâm linh .
Rất nhiều lần trong đời sống, chúng ta không lắng nghe trong khi Đức Chúa Trời đang nói với chúng ta qua tâm linh chúng ta.

II. Tìm kiếm những dấu hiệu bên ngoài để xác định ý muốn Đức Chúa Trời.
Các Quan Xét 6: Câu chuyện của Ghê-đê-ôn.
Là những Cơ Đốc Nhân trong thời kỳ Tân Ước, chúng ta có nên tìm kiếm những dấu hiệu như Ghê-đê-ôn đã tìm không?
Chúng ta cần phải hiểu biết những sự thật nhất định :
A. Ghê-đê-ôn không phải là một Cơ Đốc Nhân .
1. Ông không đang sống với giao ước mới.
2. Ông đang sống trong một thế hệ (bội nghịch) sa ngã.
3. Cha ông là một người thờ thần Ba-anh.
4. Ông không nhận biết Chúa.
B. Nhưng các Cơ Đốc Nhân có ánh sáng của Đức Chúa Trời trong họ là cái mà Ghê-đê-ôn không có .
1. Chúng ta đang ở dưới giao ước mới.
2. Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta.
3. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta.
4. Chúng ta có quyền đến với Lời Đức Chúa Trời.
5. Nếu bạn bắt đầu tìm kiếm những dấu hiệu hoặc đưa ra một lý lẽ, chính chúng ta có thể gặp rắc rối.
6. Thời gian duy nhất mà chúng ta tìm kiếm bất cứ điều gì giống như điều trong Kinh Thánh Tân Ước, là chương một trong sách Công-vụ.
7. Nhưng trong Công-vụ chương 2, Đức Thánh Linh giáng lâm.
8. Ngài đến để sống trong chúng ta.
9. Trong Kinh Thánh Tân Ước chúng ta không hề tìm thấy bất cứ chỗ nào đề cập đến điều đó lần nữa.
10. Nếu chúng ta đang tìm kiếm các dấu hiệu để nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời, cuối cùng chúng ta sẽ bị đánh lừa.
11. Chúng ta phải được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh của Chúa ngự trong chúng ta thay vì những dấu hiệu bên ngoài.
C. Sự đánh lừa của những dấu hiệu bên ngoài (Gios Gs 9:3-16).
1. Chúng ta cần nhạy bén.
2. Nếu cái gì đó dường như không đúng, cần thời gian chờ đợi nơi Chúa.
3. Đức Chúa Trời muốn hướng dẫn chúng ta.
4. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta qua tâm linh chúng ta.

III. Tìm biết ý muốn của Đức Chúa Trời qua tiên tri cá nhân chúng ta.
A. Một vài điều quan trọng liên quan đến tiên tri :
1. Tiên tri thật sự từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, không hề mâu thuẫn với Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
2. Ân tứ tiên tri trong Kinh Thánh Tân Ước không dành cho người hướng dẫn.
a. Kinh Thánh Tân Ước không dạy chúng ta được hướng dẫn bởi tiên tri.
b. ICo1Cr 12:7-11 ban cho chúng ta chín ân tứ của Thánh Linh được chia ra thành ba nhóm cho mục đích nghiên cứu.
i. Các ân tứ về quyền năng.
ii. Các ân tứ về sự khải thị.
iii. Các ân tứ về lời nói.
3. Mục đích của tiên tri trong Kinh Thánh Tân Ước (14:1-5).
a. Sự gây dựng: Để gây dựng Hội Thánh.
b. Lời nói: Để kêu gọi đến gần Đức Chúa Trời.
c. An ủi: Để cảm thông.
4. Chúng ta không được hướng dẫn bởi tiên tri.
a. Đức Thánh Linh có thể xác nhận điều đó rằng Đức Chúa Trời đã phán với tâm linh chúng ta qua những người khác rồi.
b. Điều chính yếu: Chúng ta phải phát triển mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời.
c. Tiên tri thì phải gây dựng, phải khuyên bảo và an ủi Hội Thánh.
B. Đón nhận sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh (ITe1Tx 5:19-21).
1. Chúng ta không nên khinh dễ tiên tri.
2. Đôi khi Đức Thánh Linh có thể bày tỏ những sự kiện tương lai.
3. Nhưng chúng ta phải xem xét tất cả mọi việc.
4. Tiên tri có thể bị đoán xét.
5. Bởi vì con người có thể phạm lỗi lầm.
6. Chúng ta có thể dò xét tiên tri chống lại Lời Đức Chúa Trời.
7. Chúng ta có thể đoán xét tiên tri bởi chứng cớ bên trong của tâm linh trong lòng chúng ta.
8. Nếu điều đó từ Đức Chúa Trời, hãy làm theo điều đó.
9. Nhưng đừng rơi vào bẫy để một người nào đó hướng dẫn đời sống bạn qua tiên tri riêng (cá nhân).
C. Vài phương cách về sự hướng dẫn bởi Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Tân Ước .
1. Qua giấc mơ.
2. Qua sự hiện thấy.
3. Qua việc nghe tiếng của Đức Thánh Linh.
D. Điều này hơn cảm giác bên trong .
1. Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn chúng ta bằng bất cứ cách nào, trong những cách này vào bất cứ lúc nào Ngài chọn.
2. Đừng bắt đầu tìm kiếm để được hướng dẫn bằng những cách đó.
3. Nếu bạn tìm kiếm, cuối cùng bạn có thể bị đánh lừa.
4. Bạn luôn có Lời của Đức Chúa Trời để làm hành trang cho bạn.
5. Bạn luôn có sự hiện diện vĩnh hằng của Thánh Linh Ngài.
6. Đức Chúa Trời sẽ luôn hướng dẫn bạn qua sự bình an trong tâm hồn bạn.
7. Hãy xem những điều này. Nếu Đức Chúa Trời chọn lựa để hướng dẫn bạn qua điều kỳ diệu nào đó, thì đó là ý muốn của Ngài.
8. Nếu bạn có một giấc mơ, một sự hiện thấy hay một khải tượng, hoặc nếu bạn nghe một giọng nói, điều đó không hề mâu thuẫn với Lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
9. Hãy phát triển mối quan hệ gần gũi và mật thiết với Đức Chúa Trời.
10. Hãy học để nhận biết Đức Thánh Linh.
11. Hãy học để lắng nghe và cảm nhận cảm giác trong Ngài.
12. Hãy nhận biết Lời của Đức Chúa Trời.

Thảo luận nhóm
Thành lập các nhóm nhỏ và thảo luận :
1. Chúng ta có thể tin cậy vào những cảm giác bên trong của người hướng dẫn vào việc thực hiện ý muốn Đức Chúa Trời với phạm vi nào?
2. Ngày nay các Cơ Đốc Nhân có thể sử dụng những thí dụ của Ghê-đê-ôn và các thánh đồ khác trong Cựu Ước, về việc tìm kiếm dấu hiệu bên ngoài để xác định ý muốn của Đức Chúa Trời với phạm vi nào?
3. Chúng ta tin cậy các tiên tri riêng của người hướng dẫn với phạm vi nào?
4. Những hướng dẫn nào trong Kinh Thánh Tân Ước mà chúng ta phải theo trong việc xác nhận một tiên tri đến từ Đức Chúa Trời?
5. Chúng ta có thể dựa vào những giấc mơ, sự hiện thấy hoặc một giọng nói từ Chúa của người hướng dẫn với phạm vi nào?

Tự nghiên cứu
1. Nghiên cứu Cong Cv 27:9-15 và Gios Gs 9:3-16
Các bài học nào bạn có thể học từ hai đoạn Kinh Thánh này về việc dựa vào những dấu hiệu bên ngoài của người hướng dẫn?
2. Nghiên cứu ICo1Cr 14:1-5 và liệt kê ra mục đích của tiên tri trong Hội Thánh.
3. Viết các đoạn ví dụ của những người trong Kinh thánh Tân Ước, là những người được hướng dẫn bởi Đức Chúa Trời qua các sách sau đây:
a. Những giấc mơ:
b. Những sự hiện thấy:
c. Nghe tiếng của Đức Thánh Linh:
4. Bạn có thể dựa vào những cách đó trong sự nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn với phạm vi nào?

C7. Gây dựng Hội thánh mới

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

C7. GÂY DỰNG HỘI THÁNH MỚI


Tác giả: Jim Feeney

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GÂY DỰNG HỘI THÁNH MỚI


LỜI GIỚI THIỆU
Gây dựng Hội Thánh mới là điều rất quan trọng. Trong khóa học này, chúng ta sẽ đề cập đến một số nguyên tắc giúp chúng ta hiểu làm thế nào Kinh Thánh tồn tại.
Chú ý: Tất cả các câu Kinh Thánh trích dẫn đều được trích từ bản NIV, một số câu có đánh dấu được trích từ các bản dịch khác.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. TẠI SAO PHẢI GÂY DỰNG HỘI THÁNH MỚI?
A. Các lý do theo Kinh Thánh trong việc gây dựng Hội Thánh mới .
1. Nguyên tắc của sự sinh sôi nảy nở.
Sáng-thế Ký đoạn 1 ký thuật lại nguyên tắc của việc sinh sôi nảy nở là: “tùy theo loại” (câu 12). “Đất sanh cây cỏ: cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại.”
Cây táo thì sanh ra trái táo . . .Cừu thì sanh ra cừu . . . Hội Thánh sanh ra Hội Thánh!
2. Nguyên tắc của việc gieo và gặt.
“Có người thì phân phát của cải mình ra, lại càng thêm dư dật; cũng có người chắt lót từng chút, từng chút nhưng chỉ được sự thiếu thốn.”(ChCn 11:24. KJV).
Chúng ta phải gieo ra giống tốt để nhìn thấy được chúng “càng thêm nhiều lên” và gặt hái được nhiều.
Nguyên tắc của Kinh Thánh “về gieo và gặt” (GaGl 6:7-9) = gieo nhiều, gặt nhiều... gieo ít, gặt ít. Gieo gì gặt nấy.
3. Thực hiện Đại Mạng Lệnh.
Gây dựng Hội Thánh mới là điều cần thiết để hoàn tất Đại Mạng Lệnh được chép trong Mat Mt 28:19-20; “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế .”
Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta phải đi rao giảng Phúc Âm cho muôn dân, làm phép báp têm cho họ, dạy dỗ họ và khiến họ trở nên môn đồ Ngài. Mọi người đều có thể tin nhận Chúa Jêsus Christ ở bất cứ nơi nào nhưng để trở nên môn đồ Ngài thì họ phải được dạy dỗ, huấn luyện và nuôi dưỡng để trở nên Cơ Đốc Nhân trưởng thành. Công tác đó phải được thực hiện tại các Hội Thánh địa phương.
Các nhà chuyên môn về phát triển Hội Thánh tại các thị trấn cho thấy công tác gây dựng Hội Thánh mới là một nhân tố không thể thiếu được để có thể thực hiện Đại Mạng Lệnh của Chúa Jêsus. Tiến sĩ Towns nói: “Phương pháp chủ yếu Đức Chúa Trời sử dụng để truyền bá Phúc-âm cho một vùng nào đó là phương pháp gây dựng một Hội Thánh thời Tân Ước để chinh phục cả vùng đó bằng Phúc-âm.”
c. Trong Cong Cv 1:8, Chúa Jêsus dạy các môn đồ mình rằng:“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất .”
Phần còn lại của sách Công-vụ đã mô tả cảnh nhiều Hội Thánh được sinh ra khi các môn đồ đi ra rao giảng Phúc-âm cho muôn dân bằng quyền năng của Đức Thánh Linh.
B. Lý do thực tế cho việc gieo trồng những Hội Thánh mới
Nhu cầu thì rất lớn. Hiện nay chỉ tính riêng Châu Âu thì cũng đã có tới 250.000 thị trấn, làng mạc chưa có Hội Thánh hoặc trung tâm truyền giáo.
Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy một thực tế là: Các Hội Thánh nhỏ hơn và mới truyền bá Phúc-âm có hiệu quả hơn so với các Hội Thánh to lớn và lâu đời.
Hàng tỷ người trên thế giới hiện nay vẫn chưa được cứu rỗi nên cần phải có hàng triệu Hội Thánh mới để truyền giảng Phúc-âm và dẫn đưa họ trở về với Chúa Jêsus và huấn luyện họ trong đức tin Cơ Đốc.
Tiến sĩ Peter Wagner, một nhà chuyên môn về phát triển Hội Thánh, nhận xét: “Gây dựng các Hội Thánh mới là một phương pháp truyền bá Phúc-âm có hiệu quả nhất từng được biết đến ở dưới trời”

II. MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP THÔNG DỤNG ĐỂ GÂY DỰNG HỘI THÁNH MỚI
Gieo trồng Hội Thánh Mẹ-Con là Hội Thánh mẹ sẽ gởi các nhân sự của mình đi đến một khu vực nào đó trong thành phố để gây dựng một Hội Thánh mới.
Nhóm nhỏ học Kinh Thánh. Đây là một phương pháp rất thông dụng và có hiệu quả tại Mỹ. Người đi gây dựng Hội Thánh mới sẽ thiết lập một nhóm học Kinh Thánh ở một nơi nào đó, tập hợp các nòng cốt lại, phát triển nhóm nhỏ học Kinh Thánh thành một Hội Thánh mới.
Người tiên phong đi gây dựng Hội Thánh mới. Thường thường, người này là một cặp vợ chồng trẻ dọn đến một nơi nào đó để sinh sống và cố gắng thiết lập một Hội Thánh mới.
Gởi đi các nhóm người gây dựng Hội Thánh từ Hội Thánh địa phương. Đây là phương pháp chúng ta sẽ học trong chương trình này. Tôi đã từng thử nghiệm cách này và đã thành công với 2 Hội Thánh mới được thiết lập tại Mỹ.
Bạn có thể sử dụng phương pháp gây dựng Hội Thánh bằng các nhóm(đội hình) vì đó là một phương pháp có hiệu quả trong thực tế. Phương pháp này bao gồm nhiều công tác, từ việc Hội Thánh đia phương gởi đi một mục sư đi tiên phong, cùng với một đội, các Cơ Đốc Nhân đã được huấn luyện đến gây dựng một Hội Thánh mới ở một nơi nào đó trong thành phố, trong tỉnh hoặc cả nước.
Phương phát gieo trồng Hội Thánh theo đội hình hoàn toàn đúng với Kinh Thánh:
Có 6 người đi theo sứ đồ Phi-e-rơ khi ông truyền giáo tại Sê-sa-rê (Công-vụ các Sứ-đồ 10).
Hội Thánh nổi tiếng tại thành An-ti-ốt được thiếp lập do có một nhóm các Cơ Đốc nhân thuộc nhiều dân tộc khác nhau (Cong Cv 11:19-21).
Công-vụ đoạn 13 đến 19 cho thấy sứ đồ Phao-lô đã dùng các nhóm Cơ Đốc Nhân đi theo phụ ông để gây dựng rất nhiều Hội Thánh mới.

III. CÔNG TÁC GÂY DỰNG HỘI THÁNH MỚI TẠI HỘI THÁNH ABBOTT LOOP COMMUNITY, ANCHORAGE, ALASKA
A. Hội Thánh Abbott Loop Community là một Hội Thánh lớn và đầy dẫy Đức Thánh Linh tại Anchorage, Alaska. Được thành lập vào năm 1959 do một nhóm Cơ Đốc Nhân do mục sư Dick Benjamin lãnh đạo.
Vào năm 1967, mục sư Benjamin và Hội Thánh Abbott Loop đã phái nhóm đầu tiên gồm 22 người ra đi gây dựng Hội Thánh mới tại Peters Creek, Alaska.
20 năm sau, vào năm 1987, Hội Thánh này đã gởi đi gần 1.000 người cả nam, lẫn nữ và trẻ em trong các nhóm gây dựng Hội Thánh mới. Họ đã cộng tác với các mục sư lãnh đạo nhóm và gây dựng thành công 40 Hội Thánh mới tại Mỹ và hải ngoại. Kể từ lúc đó, nhiều nhóm khác cũng được sai phái ra đi và ngày càng nhiều Hội Thánh mới được mở, trong đó có Hội Thánh mà tôi đang chăn dắt tại Medford, Oregon.
Vài Hội Thánh trong số đó cũng đã thành lập được thêm nhiều Hội Thánh khác nữa, và hiện nay có 66 Hội Thánh tại Mỹ và hải ngoại. Đó là kết quả của công tác gây dựng Hội Thánh mới của Trung Tâm Truyền Giáo Abbott Loop, Anchorage, Alaska.
B. Tóm lại, phương pháp gây dựng Hội Thánh mới bằng nhóm là một phương pháp của Thánh Kinh và rất có hiệu quả, khiến chinh phục nhiều người nhiều người trở lại với Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi cũng đã thành công với phương pháp này.
Trong 4 phần học kế tiếp, tôi sẽ chia xẻ một số phương pháp để Hội Thánh bạn có thể trở thành một trung tâm đào tạo người hầu việc Chúa và cũng là một Trung Tâm Truyền Giáo gieo trồng Hội Thánh mới.

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy xem xét kỹ khu vực bạn đang sống. Bạn có thấy nhiều Hội Thánh thời Tân Ước ở xung quanh bạn không?
Bạn có nghĩ rằng số Hội Thánh đó đủ để đáp ứng cho mọi người trong khu vực?
Nơi đó có cần phải gây dựng thêm nhiều Hội Thánh mới nữa để khiến nhiều người trở nên môn đệ của Chúa Jêsus?
Hãy ôn lại các phương pháp thông dụng để gây dựng Hội Thánh mới. Phương pháp nào là thích hợp nhất cho việc gây dựng Hội Thánh nơi bạn đang sống?

TỰ NGHIÊN CỨU
Suy gẫm Mat Mt 28:19-20. Tại sao gây dựng Hội Thánh mới lại là điều cần thiết cho việc thực hiện Đại Mạng Lệnh được ghi trong câu Kinh Thánh này?
Bạn có đồng ý với nhận xét của Tiến sĩ Peter Wagner: “Gây dựng các Hội Thánh mới là một phương pháp truyền bá Phúc-âm có hiệu quả nhất từng được biết đến trên đất này.” Bạn có đồng ý không, xin cho biết lý do?
Hãy liệt kê vài phương pháp gây dựng Hội Thánh thông dụng bạn học được trong phần này. Bạn có thể thêm vào đó phương pháp của bạn. Khóa học này đề nghị bạn nên sử dụng phương pháp nào?

PHẦN 2 : HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG LÀ MỘT TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA


LỜI GIỚI THIỆU
Cám ơn bạn đã quan tâm đến đề tài gây dựng Hội Thánh bằng các đội hình. Nguyền xin Đức Chúa Trời sẽ khiến cho cuộc sống bạn và Hội Thánh của bạn sẽ kết quả càng hơn.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. CĂN BẢN KINH THÁNH CHO VIỆC HUẤN LUYỆN NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Kinh Thánh Tân Ước không hề nhắc đến việc thiết lập các trường dòng hay các trường Kinh Thánh tách biệt với các Hội Thánh địa phương.
Cong Cv 13:1 cho thấy các giáo sư Kinh Thánh thì ở trong Hội Thánh: “Trong Hội Thánh tại thành An-ti-ốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư”.
Trong Công-vụ 19, chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô đã giảng dạy Lời Chúa một cách rộng rãi tại Hội Thánh mới được thành lập ở Ê-phê-sô. Chúng ta thấy rằng Phao-lô “. . . nhóm các môn đồ riêng ra, và dạy dỗ hằng ngày trong trường học Tiranu. Ông làm việc đó trong suốt hai năm, đến nỗi mọi người ở trong cõi Asi . . . đều nghe đạo Chúa.”
Những gì Phao-lô làm là tương đương với việc quản lý một trường Kinh Thánh hai năm tại Hội Thánh Ê-phê-sô.
D. Ti-mô-thê, một môn đệ của Phao-lô, sau đó đã trở thành mục sư cai quản Hội Thánh Ê-phê-sô. Phao-lô cũng đã khuyến khích Ti-mô-thê nên tiếp tục huấn luyện thêm nhiều mục sư khác trong Hội Thánh: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác .” (IITi 2Tm 2:2).

II. VÀI LÝ DO THỰC TẾ ĐỂ ĐÀO TẠO CÁC MỤC SƯ TẠI HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
Hội Thánh địa phương phải chịu mất các Cơ Đốc Nhân có ơn khi gởi họ đi xa được huấn luyện. Thay vào đó, những mục sư đang được huấn luyện này có thể là một sự trợ giúp lớn cho các Hội Thánh nếu họ ở nơi họ được huấn luyện.
Hội Thánh địa phương có thể đóng góp nhiều sự hiểu biết cá nhân và thuộc về sự chăn bầy cho những ai ở trong chức vụ đào tạo. Điều này thường thực tế không có trong các trường Kinh Thánh tập trung và các trường dòng.
Các Hội Thánh có mục sư, truyền đạo, giáo sư, trưởng lão và đôi khi có cả sứ đồ và tiên tri nữa. Các chức vụ đa dạng này có cần để sửa soạn các thánh đồ cho công tác truyền giáo. Ngược lại, phần lớn đội ngũ các giáo sư trường Kinh Thánh và trường dòng là giáo sư dạy Kinh Thánh. Các giáo sư không thể cung cấp tự do một sự huấn luyện căn bản rộng lớn mà chúng ta thấy trong sự huấn luyện tại các Hội Thánh.
Các mục sư được huấn luyện tại Hội Thánh một cách cá nhân và trực tiếp dự phần vào các hoạt động Cơ Đốc đầy đủ như : thờ phượng, giảng dạy, truyền giáo và chăm sóc việc vận dụng các ân tứ Thánh Linh, khải đạo và nhiều hơn thế nữa. Hội Thánh là nơi duy nhất họ có thể thu gặt được sự đào tạo ngay tại chỗ rất quý giá này.

III. HỘI THÁNH CỦA BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA!
Đây không phải là một công tác khó và không đòi hỏi một tiềm lực mạnh mẽ hay hội chúng đông đúc. Ngay cả mục sư của Hội Thánh nhỏ và vừa cũng có thể thiết lập một chương trình huấn luyện năng động tại chính Hội Thánh mình đang quản nhiệm.
Điểm khởi đầu rất quan trọng là một Hội Thánh Địa Phương Vững Chắc, có cấu trúc đúng với kiểu mẫu của các Hội Thánh trong Kinh Thánh, và được thiết lập vững chắc trên nền tảng là Đức Chúa Jêsus Christ và Lời Ngài. Chính Chúa Jêsus đã phán “Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy ” (Mat Mt 16:18). Và trong thí dụ về người thợ xây nhà (7:24-27), Chúa Jêsus dạy chúng ta phải xây dựng Hội Thánh trên Lời của Ngài.
Chúa Jêsus đã ban cho Hội Thánh Ngài các sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin Lành, mục sư, giáo sư (Eph Ep 4:11). Họ cũng được Chúa kêu gọi huấn luyện các thánh đồ sẵn sàng cho chức vụ. Hãy nhận biết những người hầu việc Chúa này. Tất cả các Hội Thánh phải có ít nhất một người trong mỗi chức vụ này. Một số Hội Thánh khác thì có thể có nhiều hơn. Đó là những người huấn luyện đào tạo chính yếu của bạn.
Một điều đặc biệt quan trọng phải nhận biết các giáo sư Kinh Thánh được Chúa kêu gọi: Người đó là người có tài dạy dỗ, biết cách truyền đạt sự hiểu biết cho người khác và giúp họ hiểu “từ A đến Z”, từng dòng từng chữ của lẽ thật trong Lời Chúa.
Một điều khác cũng rất quan trọng là Hội Thánh địa phương phải có những trưởng lão có phẩm chất theo Kinh Thánh. Những người này sẽ chăm sóc một cách cá nhân và giám sát đời sống thuộc linh của những người nam, nữ trong quá trình được huấn luyện.
Các mục sư nhất thiết phải chắc chắn rằng cả hội chúng phải được dạy dỗ đúng lẽ thật Kinh Thánh về “chức vụ” của thân thể, điều đó có nghĩa là mỗi tín hữu là một chi thể hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ là Hội Thánh, và có một công tác độc đáo phải thực hiện. “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta .” (RoRm 12:6). “Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời .” (IPhi 1Pr 4:10).
Thêm vào đó, sự giảng đạo, dạy dỗ, và công tác huấn luyện mà Hội Thánh địa phương cung cấp, Hội Thánh nên mở rộng chức vụ DẠY DỖ Kinh Thánh theo nhiều cách khác nhau.
Tổ chức một “lớp học Kinh Thánh buổi tối” đặc biệt, mỗi tuần một lần. Người tham dự sẽ có được một nền tảng vững chắc và sẽ trưởng thành hơn nếu như được học Kinh Thánh theo từng sách, từng chủ đề.
Ngay cả một Hội Thánh nhỏ bé cũng có thể tổ chức được một Trường Kinh thánh riêng. Tôi đề nghị một cách thức tổ chức như sau: tổ chức 3 lớp học vào buổi tối thứ sáu và 3 lớp học vào sáng thứ bảy hoặc một thời khóa biểu tương tự thích hợp nhất đối với Hội Thánh bạn.
Các Hội Thánh lớn và vừa có thể tổ chức một chương trình học trọn thời gian. Ví dụ : tổ chức 4 - 5 lớp học mỗi buổi sáng, 4 hoặc 5 ngày mỗi tuần. Hãy để các mục sư được ơn tại Hội Thánh tham gia vào ban giảng huấn. Một số Hội Thánh có thể tổ chức các lớp buổi tối cho những ai không thể học buổi sáng được.
F. Chúng ta cũng có thể sử dụng một số công cụ khác để huấn luyện. Các mục sư nên định giá những công cụ đó và chỉ nên giới thiệu cho những ai đáng tin cậy.
Các băng ghi hình, giống như khóa học này đang sử dụng.
Băng ghi âm.
Các buổi học chuyên đề và các buổi hội nghị được tổ chức ở các thành phố.
Lớp học tại chức. Có nhiều trường Kinh Thánh cho phép các học viên của họ học tập từ xa thông qua đường bưu điện. Phương pháp này cũng đã đem lại nhiều lợi ích cho bản thân tôi.
Một chương trình huấn luyện mục sư tổ chức trong nội bộ. Mục sư và ban giảng huấn có thể tổ chức một chương trình kỹ lưỡng tại Hội Thánh địa phương.
Đức Chúa Trời đã trang bị cho bạn để huấn luyện những người hầu việc Ngài ngay tại Hội Thánh bạn. Trong bài học kế tiếp, chúng ta sẽ đề cập đến một đề tài quan trọng, đó là cách bạn có thể hướng dẫn những học viên của bạn và giúp họ nhận biết được chính Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ bước vào công trường thuộc linh.

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận về quan điểm của người dạy về sự tồn tại của các trường dòng và các trung tâm dạy Kinh Thánh. Ông ta có lên án sự tồn tại của các trường đó không? Ông ta kết luận gì về vấn đề này?
Hội Thánh bạn có đủ người hầu việc Chúa được ơn để thiết lập một trung tâm huấn luyện người hầu việc Chúa tại Hội Thánh địa phương bạn? Nếu không, bạn có thể làm gì để các chức vụ khác như : Sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin Lành, mục sư và giáo sư đem lại ích lợi cho Hội Thánh?

TỰ NGHIÊN CỨU
Để trở nên một người truyền bá Phúc-âm có hiệu quả, bạn sẽ bắt đầu công tác huấn luyện mình từ đâu?
Nếu có nhu cầu gia tăng hoặc chuyên môn hóa công tác huấn luyện, bạn có thể liên hệ ở nơi nào, cách nào?
Hãy đề ra một số phương pháp Hội Thánh có thể mở rộng công tác giảng dạy?

PHẦN 3: KHẢI ĐẠO NHỮNG NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA
TƯƠNG LAI TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG


LỜI GIỚI THIỆU
Trong hai bài học trước, chúng ta thấy Hội Thánh được Chúa kêu gọi gia tăng thêm nhiều bằng cách gây dựng các Hội Thánh mới. Chúng ta cũng thấy rằng Hội Thánh địa phương là nơi những người hầu việc Chúa tương lai được huấn luyện để làm thành sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ.
Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến cách hướng dẫn những người hầu việc của tương lai của bạn và giúp họ nhận biết được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ. Trong công tác khải đạo, có ba yếu tố quan trọng mà chúng ta cần phải nhận biết thật chính xác :
1. Sự kêu gọi của người hầu việc Chúa trong tương lai.
2. Thời điểm Chúa kêu gọi họ.
3. Nơi mà họ nhận biết được sự kêu gọi.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. NGUYÊN TẮC KINH THÁNH VỀ CÔNG TÁC KHẢI ĐẠO VỀ NGÀNH NGHỀ TẠI HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
Lời Chúa dạy rằng “Đâu không có nghị luận, đó mưu định phải phế; Nhưng nhờ có nhiều mưu sĩ, mưu định bèn được thành .” (ChCn 15:22). Đức Chúa Trời có một chương trình cho mỗi người trong chúng ta. Nhưng phải có sự khôn ngoan, những người cố vấn tin kính mới giúp cho những người hầu việc Chúa tương lai thực hiện được chương trình của Chúa trên đời sống họ. Các mục sư, trưởng lão, một số lãnh đạo Hội Thánh khác, và cả bạn cũng có thể là một cố vấn khôn ngoan.
Cong Cv 13:1-3 đã nêu tên 5 người lãnh đạo Hội Thánh tại thành An-ti-ốt. Câu 2 cho thấy Ba-na-ba và Phao-lô được kêu gọi trở nên môn đồ của Chúa Jêsus. Nhưng năm lãnh đạo Hội Thánh này trước hết phải kiêng ăn và cầu nguyện rồi mới sai phái họ đi truyền giáo. Có một sự thật quan trọng ở đây, đó là sự kêu gọi cũng như chức vụ môn đồ cũng quan trọng như nhau và đều là một vấn đề phải được nhận biết, suy xét kỹ, và được thực hiện hoàn toàn bên trong nội bộ của Hội Thánh tại thành An-ti-ốt.
Cũng một thể ấy, trong vòng tín hữu tại Hội Thánh bạn, bạn là những lãnh đạo Hội Thánh có thể giúp các tín hữu nhận biết được và bước vào chức vụ mà Đức Chúa Trời giao phó cho họ.
Phần còn lại của phần này, chúng ta sẽ đề cập đến cách bạn có thể hướng dẫn cho những người hầu việc Chúa tương lai của bạn và giúp họ nhận biết được 3 yếu tố quan trọng sau: sự kêu gọi, thời điểm kêu gọi và nơi họ được kêu gọi.

II. SỰ KÊU GỌI
A. Đức Chúa Trời luôn ban ân điển.
“Họ . . . nhận biết ân điển đã ban cho tôi (Phao-lô). . .” GaGl 2:9.(KJV).
“Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta ” (RoRm 12:6).
“Nhưng tôi nay là người thể nào , là nhờ ơn Đức Chúa Trời ” (ICo1Cr 15:10).
Sứ đồ Phao-lô đã nói: “. . . là ân điển đã ban cho tôi bởi công hiệu của quyền phép Ngài.” (Eph Ep 3:7).
Sự kêu gọi một Cơ Đốc Nhân vào chức vụ được xác nhận bởi ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho người đó. Công việc của một cố vấn chỉ đơn giản là giúp đỡ các tín hữu của mình thấy được một cách chính xác ân điển của chức vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho đời sống họ.
B. Những khả năng cũng là một phần của ân điển đó :
IPhi 1Pr 4:11 chép rằng : “. . .nếu có kẻ làm chức gì, thì hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban ”. Một mục tiêu quan trọng của công tác khải đạo cho người hầu việc Chúa là giúp họ xác định đúng những khả năng Đức Chúa Trời ban cho họ.
Tôi thường khuyên những người đang khao khát nhận ra được sự kêu gọi của Chúa rằng họ nên liệt kê : (1) các khả năng của họ và (2) các bất năng của họ. Điều này có thể rất rõ ràng. Sau đó, người khải đạo là người biết rõ người đó có thể giúp đỡ anh ta “. . . y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người .” (RoRm 12:3).
C. Các bài học qua băng hình của Brother Dick Benjamin sẽ đề cập đến chi tiết hơn trong ITi1Tm 3:1-12 và Tit Tt 1:5-9. Các phẩm chất được liệt kê trong các câu Kinh thánh trên được ủy thác cho những ai bước vào chức vụ được phong chức.
D. Chúng ta có các sự ban cho khác nhau.
“Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm .” (RoRm 12:6-8).
Không khó mấy để nhận biết được các ân tứ thuộc linh và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Chỉ đơn giản là quan sát một con người. Nếu người đó được ban cho nói tiên tri thì anh ta sẽ nói tiên tri tại Hội Thánh bạn. Nếu người đó được gọi để dạy Kinh Thánh, anh ta sẽ để hết tâm trí vào việc dạy dỗ Lời Chúa. Nếu người đó được kêu gọi để phục vụ, bạn sẽ thấy anh ta hy sinh chính mình để phục vụ tại Hội Thánh.
Hỡi những cố vấn, hãy cầu nguyện thật nhiều! Khi Đức Chúa Trời kêu gọi một người nào, chúng ta cần sự mặc khải của Ngài và sự sáng suốt để nhìn thấy điều đó trong đường lối của Đức Chúa Trời.

III. THỜI ĐIỂM CỦA SỰ KÊU GỌI
TrGv 3:1(KJV) chép rằng:“. . . mọi việc dưới trời có kỳ định .” Đức Chúa Trời có chương trình và mục đích cho đời sống và chức vụ của chúng ta. Và Ngài có một thời điểm.
ITi1Tm 3:6(KJV) chép rằng một người lãnh đạo thuộc linh nhất thiết không phải là “người mới tin đạo . . .”. Đừng vội vã đặt một người nào vào chức vụ. Trong kinh nghiệm của tôi, phần lớn những người bỏ lỡ thời điểm của Đức Chúa Trời thường là bỏ lỡ điều đó vì quá sớm, hơn là quá trễ.
“Sự trông cậy trì hưỡn khiến lòng bị đau đớn . . .” Mặt khác, hãy cẩn thận nhận biết khi nào một người sẵn sàng thật sự. Đừng giữ người đó lại quá thời điểm của Đức Chúa Trời. (ChCn 13:12).

IV. NƠI CHỐN ĐƯỢC KÊU GỌI.
Chúng ta hãy xem xét ví dụ về sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô. Phi-e-rơ là một người Do Thái sống tại Ga-li-lê, xứ Y-sơ-ra-ên. Phi-e-rơ được trưởng dưỡng trong nền văn hóa Y-sơ-ra-ên và chức vụ của ông chủ yếu là ở tại Y-sơ-ra-ên. Phao-lô cũng là một người Do Thái nhưng ông ta là công dân La-mã, nói tiếng Hy-lạp, sống ở Tạt-sơ, xứ Si-li-si thuộc La-mã. Hãy chú ý rằng, giống như Phi-e-rơ, chức vụ của Phao-lô đặt để ông ở một nơi mà ông cảm thấy “như ở nhà”. Trong trường hợp của Phao-lô, chức vụ của ông khởi đầu ở các xứ thuộc La-mã ở phía tây bắc nước Y-sơ-ra-ên, và cuối cùng ở Hy-lạp và La-mã. Cả hai vị đại sứ đồ đều thực hiện chức vụ mình thành công ở những nơi mà họ quen thuộc với ngôn ngữ và nền văn hóa.
Hỡi các mục sư, giáo sư, trưởng lão, Cơ Đốc Nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, và các dân tộc trên thế giới: Bạn có thể chinh phục dân tộc của bạn! Bạn giảng bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Bạn hiểu rõ nền văn hóa và tư tưởng của họ. Bạn có thể huấn luyện những người hầu việc Chúa tại các Hội Thánh địa phương của bạn. Bạn có thể sai phái họ ra đi trong các nhóm gây dựng Hội Thánh để chinh phục dân tộc của bạn cho Đức Chúa Jêsus Christ!

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận các câu hỏi sau :
Những căn bản Kinh Thánh nào khiến bạn chắc chắn rằng đời sống mình được Đức Chúa Trời kêu gọi hầu việc Ngài?
Những dấu hiệu thực tế nào có thể quan sát được trong đời sống Cơ Đốc để biết rằng người đó được Chúa kêu gọi phục vụ Ngài?
Làm cách nào chúng ta nhận biết được đúng thời điểm Chúa kêu gọi để tham gia vào một chức vụ riêng biệt?
Làm cách nào để các nhà lãnh đạo Hội Thánh có thể nhận biết được đúng những người được Chúa kêu gọi để sai phái họ đến một nơi riêng biệt?

TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy suy gẫm Cong Cv 13:1-3 và trả lời các câu hỏi sau :
Làm cách nào Ba-na-ba và Sau-lơ nhận biết được Chúa kêu gọi họ trở nên người truyền bá Phúc-âm?
Họ làm gì sau khi nhận biết được điều đó?
Hội Thánh có trách nhiệm gì trước khi sai phái họ đi?
Người lãnh đạo có những vai trò nhất định trong sự kêu gọi của bạn. Bạn có lệ thuộc và đầu phục người đó không?
2. Có bao giờ bạn dành thời gian để xác định các khả năng Chúa ban cho để bạn sử dụng trong chức vụ Ngài kêu gọi?
Bạn có thể làm bài tập này. Suy gẫm các đoạn Kinh Thánh sau và liệt kê các ân tứ thuộc linh được đề cập đến : RoRm 12:6-8; ICo1Cr 12:7-10; Eph Ep 4:11.
Khi bạn suy nghĩ đến các ân tứ này, hãy quan sát các hoạt động của bạn tại Hội Thánh và liệt kê các khả năng và bất năng của bạn.
KHẢ NĂNG
BẤT NĂNG
3. Hãy đem bài tập này đến cố vấn hoặc lãnh đạo thuộc linh của bạn để được hướng dẫn các lãnh vực của chức vụ mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn. Các lãnh vực của chức vụ :

PHẦN 4: NHẬN DẠNG CÁC ĐỘI MỞ MANG HỘI THÁNH
TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG


LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần trước, chúng ta đã thảo luận thế nào những người lãnh đạo Hội Thánh có thể khải đạo cho những người phục vụ Chúa trong tương lai, và giúp họ nhận biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ.
Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến làm sao để nhận dạng các nhóm người được gọi đi ra để mở mang Hội Thánh trong Hội Thánh địa phương của bạn. Trước hết, chúng ta sẽ đề cập đến mục sư, người sẽ lãnh đạo đội hình đi ra. Sau đó, chúng ta sẽ đề cập đến cách nào nhận ra được những nhân sự tốt trong nhóm.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. ĐIỂM NỔI BẬT (EMERGENCE) VÀ SỰ CHUẨN BỊ CHO MỤC SƯ NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM
A. Người được Chúa kêu gọi: Anh ta sẽ là chìa khoá mấu chốt để việc mở mang Hội Thánh được thành công.
1. Người đó phải được kêu gọi vào một chức vụ năm mặt (thường là mục sư).
“ Ấy chính Ngài (Chúa Jêsus) đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư ” (Eph Ep 4:11).
2. Người đó phải được kêu gọi không chỉ để chăn dắt Hội TTánh mà là người tiên phong đi mở mang một Hội Thánh. Không phải vị mục sư nào cũng được kêu gọi đi mở mang Hội Thánh.
“Trong Hội Thánh tại thành An-ti-ốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư , . . . Đức Thánh Linh phán rằng: Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm. Đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người, rồi để cho đi .” (Cong Cv 13:1-3).
“Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên .” (ICo1Cr 3:6).
B. Người có đầy đủ phẩm chất theo Thánh Kinh.
Hãy sửa soạn lòng bạn để không chỉ gởi đi những người tự nguyện, nhưng gởi đi những người tự nguyện có phẩm chất tốt nhất. Giống như Hội Thánh tại thành An-ti-ốt đã gởi Ba-na-ba và Phao-lô đi! (Cong Cv 13:1-52).
Người lãnh đạo của nhóm mục sư đi tiên phong nhất thiết phải có đầy đủ các tiêu chuẩn được mô tả trong ITi1Tm 3:1-7 và Tit Tt 1:5-9. “Vậy, người giám mục cần phải . . .” (ITi1Tm 3:2).
C. Người có đầy đủ phẩm chất khôn ngoan.
Người mở mang Hội Thánh phải là người không chỗ trách được.
Những phẩm chất cần thiết đó được ghi lại trong I Ti-mô-thê 3 và Tít 1. Trong việc gởi các nhóm ra đi, theo như chúng tôi nhận thấy, người gây dựng Hội Thánh cần có thêm một số phẩm chất quan trọng khác, như là:
Người có “khải tượng”.
Người biết hạ mình.
Không ngại công việc khó nhọc.
Không dễ dàng thất vọng, không là “người bỏ cuộc”.
Người can đảm và có quyết tâm.
Người có tính cách “thu hút” người khác.
Người biết tự thân vận động và biết “tự khởi đầu”.
Người thuộc linh chứ không phải người xác thịt.
Người cầu nguyện!
D. Người được huấn luyện những khả năng cần thiết cho chức vụ.
1. Khi sai ai đi mở mang Hội Thánh, Hội Thánh phải chắc chắn rằng người đó có những năng
lực sau:
Khả năng lãnh đạo tốt.
Sâu nhiệm trong Lời Chúa.
Giảng dạy tốt. Hãy tạo những cơ hội cho người đó giảng dạy.
Từng trải trong việc sử dụng các ân tứ thuộc linh.
2. Nếu có thể, hãy huấn luyện người đó theo một chương trình huấn luyện người phục vụ Chúa nội bộ. Một chương trình đơn giản cũng có thể rất hiệu quả. Về cơ bản, hãy để người đó “thực hành” công khai trong các công việc liên quan đến chức vụ tại Hội Thánh địa phương của bạn.

II. TÍNH NỔI BẬT CỦA CÁC THÀNH VIÊN CÓ ĐỦ PHẨM CHẤT TRONG NHÓM GÂY DỰNG HỘI THÁNH.
A. Là những người nam và người nữ được kêu gọi: Chúa Jêsus muốn “sai con gặt đến trong mùa của mình ” (LuLc 10:2). Xin lưu ý: chữ “con gặt” theo tiếng Anh là “workers” ở dạng số nhiều.
Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi riêng biệt các cá nhân và gia đình ra đi trong các nhóm mở mang Hội Thánh. Ngài sẽ cảm động lòng họ. Trong ISa1Sm 10:26 có chép : “Sau-lơ (vị vua mới) cũng về nhà mình tại Ghi-bê-a, có những dũng sĩ chịu Đức Chúa Trời cảm động lòng đều đi theo người.”
Họ không cần phải được kêu gọi vào một chức vụ khó khăn, nhưng họ phải thấy rằng họ được kêu gọi để phục vụ Chúa bằng những khả năng tốt nhất mà Đức Chúa Trời ban cho họ. Và, giống như người lãnh đạo nhóm, họ phải cảm nhận được lời kêu gọi để trở thành những người đi tiên phong.
B. Những người đã được huấn luyện có đủ các phẩm chất theo Thánh Kinh.
Hãy nhớ: Chúa Jêsus đang gieo những “hạt giống tốt” trên thế giới. Những “hạt giống tốt” đó chính là con cái Ngài. (Mat Mt 13:37-38). Những thành viên trong nhóm nhất thiết phải là những người nam, người nữ có tâm tánh đặc biệt.
Theo Eph Ep 4:12, Chức vụ năm mặt trong Hội Thánh có nhiệm vụ: “để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch”. Thành viên tốt trong nhóm là người vâng phục trong việc thực hiện những người có chức vụ trang bị cho họ.
Theo kinh nghiệm gây dựng Hội Thánh của chúng tôi, một thành viên tốt trong nhóm sẽ có những phẩm chất sau (có thể không có tất cả):
Có tình yêu thương chân thật và có sự kính trọng mục sư của nhóm.
Tuyệt đối trung thành với mục sư của nhóm và với Hội Thánh.
Có tấm lòng của người phục vụ.
Sẽ là điều rất tốt nếu vài thành viên trong nhóm có tinh thần truyền giảng mạnh mẽ.
Trung tín và vâng phục.
Ngay thẳng, chân thật không chỗ trách được.
Thuộc linh và ham thích cầu nguyện.
Sẵn sàng làm việc.

THẢO LUẬN NHÓM
Trong việc mở mang Hội Thánh, người lãnh đạo nhóm nhất thiết phải có một số phẩm chất đặc biệt. Hãy thảo luận về các phẩm chất đó và cho biết làm sao phát huy những phẩm chất đó.
Hãy đề ra một số nguyên tắc quan trọng để chọn lựa một đội hình đi mở mang Hội Thánh.
Tại nơi bạn sống có nhu cầu về một Hội Thánh mới không? Nhóm của bạn có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu đó?
Hãy cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giúp bạn áp dụng bài học này.

TỰ NGHIÊN CỨU
Theo Eph Ep 4:11, làm cách nào để bạn trở thành một mục sư lãnh đạo của nhóm ra đi mở mang Hội Thánh?
Hãy suy gẫm ITi1Tm 3:1-7 và Tit Tt 1:5-9 rồi sau đó liệt kê các phẩm chất mà một người mục sư lãnh đạo đội hình cần có.
Các thành viên trong nhóm có phải không nhất thiết cần có những đặc điểm này không?
Bạn hiểu như thế nào về “một thành viên giỏi của nhóm”?

PHẦN 5: SỰ CHUẨN BỊ VÀ GỞI NHÓM RA ĐI
GÂY DỰNG HỘI THÁNH TỪ HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG


DÀN Ý BÀI HỌC

I. CHÚNG TA HÃY BẮT ĐẦU BẰNG MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT TOÀN BỘ TIẾN TRÌNH GÂY DỰNG HỘI THÁNH BẰNG CÁC NHÓM.
Quá trình khởi điểm từ một Hội Thánh địa phương mạnh mẽ và ổn định (giống như Hội Thánh tại thành An-ti-ốt, Cong Cv 13:1-51).
Các lãnh đạo Hội Thánh làm cho Hội Thánh mình thấm nhuần một khải tượng sâu xa.
Đi khắp thế gian và giảng Tin Lành cho mọi người (Mac Mc 16:15).
C. Huấn luyện các nhân sự trong Hội Thánh và làm cho họ đầy dẫy Lời Đức Chúa Trời (IITi 2Tm 2:2).
D. Phát triển “hạt giống tốt” (Mat Mt 13:38). Trưởng dưỡng những Cơ Đốc Nhân có đời sống thánh sạch và trung tín sẵn sàng cho Đại Mạng Lệnh được giao phó.
E. Cầu nguyện xin Chúa giúp cho nhân sự của bạn “nhận biết ân điển” đã ban cho họ (GaGl 2:9) và giúp họ biền biệt được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ (Cong Cv 13:2).
F. Các lãnh đạo Hội Thánh nên khảo đạo cách rộng rãi với các mục sư và nhân sự có triển vọng của nhóm. Hãy chắc chắn rằng họ có đời sống gắn chặt”, cả về phương diện thuộc thể và thuộc linh -lời nói đi đôi với việc làm.
“Đâu không có nghị luận, đó mưu định phải phế; nhưng nhờ có nhiều mưu sĩ, mưu định bèn được thành .” (ChCn 15:22).
G. Hãy chắc chắn rằng nhóm thật sự hiệp một lòng một ý với nhau.
“Hỡi anh em, tôi nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau.” (ICo1Cr 1:10).
Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị, các trưởng lão trong Hội Thánh đặt tay phong chức mục sư cho mục sư của nhóm và sai phái nhóm ra đi.
Sau khi đã kiêng ăn cầu nguyện rồi, môn đồ bèn đặt tay trên họ, rồi để họ đi (Cong Cv 13:3).

II. TRƯỚC KHI ĐƯỢC SAI PHÁI RA ĐI, MỤC SƯ VÀ NHÓM TRIỂN VỌNG CỦA MÌNH NHẤT THIẾT PHẢI GẶP GỠ NHAU THƯỜNG XUYÊN.
Đây là thời gian để mục sư làm quen với nhóm mình.
Điều đó làm cho các thành viên triển vọng của nhóm và mục sư của mình thực sự thống nhất với khải tượng của mục sư.
“Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao ?” (AmAm 3:3).
Điều này cho phép các thành viên trong nhóm phát triển được tình thân thật sự với nhau trước khi ra đi.
Trước khi ra đi, tôi đề nghị các nhóm nên gặp gỡ nhau tại nhà riêng và tổ chức các buổi nhóm thật sự. Bằng cách này, họ có thể học cách cầu nguyện, cách thờ phượng và phục vụ lẫn nhau.
Những nan đề tiềm tàng về hôn nhân và con cái có thể được khám phá trong khi vẫn còn ở tại Hội Thánh nhà. Nó sẽ trở thành một nan đề lớn hơn tại nơi thành lập một Hội Thánh mới.

III. TRƯỚC KHI ĐƯỢC SAI PHÁI ĐI, MỤC SƯ CỦA NHÓM NÊN THỰC HIỆN MỘT “CHUYẾN ĐI TRINH SÁT” NƠI SẼ ĐẾN. CÔNG VIỆC NÀY CÓ THỂ ĐEM LẠI MỘT SỐ THÔNG TIN CÓ GIÁ TRỊ CHO CÔNG TÁC SẮP TỚI.
Những Hội Thánh khác (nếu có) đang làm gì ở đó?
Có những luật định nào ảnh hưởng đến chức vụ của Cơ Đốc Nhân?
Nên thu thập các thông tin về nhà ở, công việc làm và các trường học.
Nên tìm kiếm một vài nơi có thể tổ chức nhóm họp được.
Cuối cùng, ngày trọng đại đó đã đến! Trong buổi nhóm họp tại Hội Thánh, mục sư cùng với nhóm và gia đình chính thức được sai phái đi. Các trưởng lão đặt tay trên họ và chúc phước cho sự ra đi của họ. Chúng tôi đề nghị Hội thánh nhà nên kêu gọi dâng hiến rời rộng hầu để giúp đỡ cho các nhu cầu của nhóm.

IV. CÁC MỤC SƯ ĐÃ TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI THÁNH SAI PHÁI NHẤT THIẾT PHẢI THEO SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM VÀ THƯỜNG XUYÊN THĂM VIẾNG HỌ TẠI NƠI HỌ ĐANG CÔNG TÁC.
Công vụ 11 cho biết: Các Cơ Đốc Nhân từ thành Giêrusalem đã đến gây dựng Hội Thánh tại thành Antiốt xứ Syri. Khi biết được tin này, các lãnh đạo Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem ngay lập tức cử mục sư đã trưởng thành đến đó. Họ đã gởi Ba-na-ba tới đó. Ông là một người có ơn trong việc giúp đỡ và phát triển Hội Thánh mới.
Khi thăm viếng các Hội Thánh mới, các mục sư đã trưởng thành thường có thể biết được các nan đề của họ và giúp đỡ các mục sư mới giải quyết các nan đề đó.
“Sau ít lâu, Phao-lô nói với Ba-na-ba rằng: Chúng ta hãy trở lại thăm hết thảy anh em trong các thành mà chúng ta trước đã giảng đạo Chúa, xem thử thế nào .” (Cong Cv 15:36).
Sách Công-vụ có cho thấy một số kiểu mẫu mà các nhóm mục sư đã trưởng thành đến thăm các Hội Thánh mới được gây dựng.
Phi-e-rơ và Giăng (Cong Cv 8:1-40).
Phao-lô và Ba-na-ba (14:1-15:41).
Phao-lô và Si-la (15:1-41).
Giu-đe và Si-la (15:1-41).
A-ga-bút và một số tiên tri (11:1-30)

V. LỜI KẾT
Trên thế giới này còn có hàng tỉ người chưa được cứu và phải cần đến hàng triệu Hội Thánh mới để rao giảng Phúc-âm cho họ.
Đây là công tác và sự kêu gọi của bạn: mục sư và các lãnh đạo Hội Thánh nên khích lệ các Cơ Đốc Nhân trưởng thành và sai phái họ ra đi gây dựng Hội Thánh mới. Nhu cầu thì nhiều mà nhiệm vụ lại rộng lớn. Hội Thánh của bạn có thể làm được điều đó với sự giúp sức của Đức Chúa Trời!
Tôi đồng ý với điều mà Tiến sĩ Peter Wagner xác nhận: “Gây dựng Hội Thánh mới là phương pháp rao giảng Phúc-âm hiệu quả nhất được biết đến ở dưới bầu trời này.”
Và tôi cũng đồng ý với sự nhận xét của Donald McGavran rằng: “Công tác quan trọng nhất trong thời đại ngày nay là làm cho các Hội Thánh sinh sôi nảy nở một cách có hiệu quả.”
Điều đó là đúng trong mọi nền văn hóa, trong mọi ngôn ngữ và trên từng châu lục.
Với sự giúp sức của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy ra đi bận rộn gây dựng các Hội Thánh mới (vì đây là công tác Ngài giao phó cho chúng ta).

THẢO LUẬN NHÓM
Giả sử nhóm của bạn được sai phái đến một nơi nào đó để gây dựng một Hội Thánh mới, bạn và các thành viên khác sẽ chuẩn bị gì về thuộc linh, thuộc thể và tâm lý cho công tác?
Hãy đề xuất một số phương pháp để người lãnh đạo nhóm có thể phát huy sự hiệp nhất và tình thân thuộc trong nhóm.
Hội Thánh sai phái các nhóm ra đi phải có phận sự gì?

TỰ NGHIÊN CỨU
Sau khi học xong khóa học này, bạn có nhận biết Đức Chúa Trời kêu gọi bạn trở nên người gây dựng Hội Thánh không?
Nếu có, bạn hãy triển khai một kế hoạch để làm ứng nghiệm khải tượng đó. Sau đó, bạn hãy đến bày tỏ điều đó cho mục sư của mình.
Nếu không, bạn hãy liệt kê ra một vài cách bạn có thể giúp đỡ những người được kêu gọi vào chức vụ này.

C6. Khải tượng của người lãnh đạo

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

C6. KHẢI TƯỢNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Tác giả: David Shibley

PHẦN 1: NẮM BẮT KHẢI TƯỢNG


LỜI GIỚI THIỆU
Trên khắp thế giới, tiếng than khóc của Hội Thánh là về một khải tượng rõ ràng, khác biệt, đến từ thiên thượng. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những cơ hội tuyệt vời đang khi chúng ta tiến vào thế kỷ 21. Chúng ta có trong tầm tay tất cả những điều mà các Cơ Đốc Nhân cách đây hai mươi thế kỷ ước ao trông đợi và cầu nguyện vì nó. Thế hệ của chúng ta hoàn toàn có thể làm cho trọn vẹn hoặc hoàn thành đại mạng lệnh của Chúa Giê xu yêu dấu của chúng ta.
Ngày nay, chúng ta được nghe lời kêu gọi bắt nguồn từ ngai của Đức Chúa Trời bởi phong trào, những năm 2000 và về sau nữa. Lời kêu gọi đó chính là một Hội Thánh sẽ được thiết lập từ trong những nhóm người bộ tộc ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng để điều đó được xảy ra, các con cái của Chúa, đặc biệt là các người lãnh đạo, phải có được sự mặc khải ở trong lòng. Trong Kinh Thánh, sách ChCn 29:18 chép rằng: “Nơi nào không có sự mặc khải, nơi đó dân sự bị diệt vong .” Nói một cách khác, nơi nào không có sự mặc khải rõ ràng thì nơi đó có đời sống phóng túng.
Ngày hôm nay, Chúa đang kêu gọi tân nương của Ngài, là Hội Thánh phải sống có mục đích. Chúng ta phải hướng cuộc sống của chúng ta hòa vào những mục đích của Ngài. Mà mục đích vĩ đại nhất của Đức Chúa Trời là muốn cả thế gian nhận biết Con Một của Ngài, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đang kêu gọi chúng ta hôm nay bước vào một cuộc sống có ý nghĩa. Điều quan trọng có ý nghĩa là sự tôn cao danh Con Đức Chúa Trời ra khắp tận cùng trái đất.
Tôi tin chắc rằng Chúa sẽ sử dụng những loạt bài học này để hướng cuộc sống của anh em đi theo những mục đích của Ngài. Khi chúng ta nói về khải tượng theo quan điểm của Thánh Kinh, chúng ta không phải nói về những ý tưởng tốt đẹp phát xuất từ trong tấm lòng của một ai đó. Vì khải tượng không phải là sự thống nhất ý kiến của một nhóm người. Và nó cũng không phải là một loại nào đó thuộc về trạng thái xuất thần.
Mặc khải trong Kinh Thánh là khi chính Đức Chúa Trời bày tỏ, truyền đạt tấm lòng của Ngài cho bạn về những điều liên quan đến tương lai. Một khi Chúa bày tỏ ý muốn của Ngài về tương lai cho bạn và đặt gánh nặng đó vào lòng của bạn, thì anh em sẽ cưu mang khải tượng của Ngài. Khải tượng này có thể là dành cho thành phố bạn đang ở, hoặc về những điều bất công đang xảy ra trong dân tộc bạn. Đức Chúa Trời có thể đang kêu gọi anh em hãy cất cao giọng chống lại sự bất công này và công bố ý muốn của Đức Chúa Trời cho hoàn cảnh đó.
Khải tượng này có thể là chinh phục những người chưa biết Phúc Âm trong làng của bạn ở. Bất cứ điều gì Ngài bảo bạn làm thì hãy làm đi. Khi anh em khởi sự hướng cuộc đời mình chú tâm xung quanh sự khải tượng mà Chúa đặt để trong lòng mình, anh em sẽ nhận ra rằng cuộc đời không có phương hướng của anh em bắt đầu có một trọng tâm rõ rệt. Đó cũng chính là điều đã xảy ra với một tiên tri trẻ tuổi tên Giê-rê-mi.

DÀN Ý BÀI HỌC
Gie Gr 1:4-12
Câu chuyện nói về sự kêu gọi của Chúa đến với Giê-rê-mi, và đề cập đến 5 nguyên tắc chính yếu để có thể nhận được sự khải tượng từ nơi Đức Chúa Trời.

I. VÌ TÔI LÀ QUAN TRỌNG TRONG VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI, DO ĐÓ TÔI SẼ HÀNH ĐỘNG NHƯ LÀ MỘT ĐẠI SỨ CỦA NGÀI.
Đức Chúa Trời đã từng phán với Giê-rê-mi rằng: “Đừng nói rằng, tôi là con trẻ ” (Gie Gr 1:7)
Bằng nhiều cách khác nhau, nhiều người bị ngăn cản để không làm trọn trong khải tượng của Đức Chúa Trời .
Sự thỏa lòng đến từ sự vâng theo Lời của Đức Chúa Trời và có liên quan đến mục đích của cuộc đời bạn .
Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta để trở thành những đại sứ của Ngài trên đất này . (IICo 2Cr 5:20).
Chúng ta nên mang lấy trong lòng chúng ta một thái độ trân trọng về sự kêu gọi Chúa dành cho chúng ta.
Sau đây là một số lý do tại sao chúng ta được xem là quý giá trước mặt Đức Chúa Trời :
Chúng ta được tạo dựng theo ảnh tượng của Ngài (SaSt 1:27)
Giá mà Chúa Giê-xu phải trả để chuộc tội lội của chúng ta quá đắt (IPhi 1Pr 1:18-19).
Có một sự đóng góp độc đáo vào vương quốc của Đức Chúa Trời mà chỉ bạn có thể làm được.
Đó là chính là nguyên nhân tại sao Chúa Jêsus đem bạn vào trong đại gia đình của Đức Chúa Trời.
Bạn nên biết rằng thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn khi không có bạn.

II. LỜI CHÚA Ở TRONG MIỆNG TÔI, CHO NÊN TÔI SẼ NÓI NHƯ LÀ NHÀ TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
Như trong sách Gie Gr 1:9 chép: “Ta đã đặt Lời Ta trong miệng con ”.
C.H . Spurgeon đặt một câu hỏi cho một nhà truyền đạo trẻ .
Khi bạn đang đứng để rao giảng thông điệp, đừng giảng bằng những câu có dấu hỏi (?). Nhưng tốt hơn hãy giảng bằng những câu có dấu tận cùng là dấu chấm than (!). Và điều cuối cùng tôi muốn nói cùng anh em là hãy rao giảng những điều mà bạn biết rõ,chứ không phải những điều bạn đang còn mơ hồ .

III. CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ CỦA TÔI, VÌ VẬY TÔI SẼ LÀ MỘT NGƯỜI LÀM CÔNG SIÊNG NĂNG.
Ngày nay Chúa cũng giao một thẩm quyền vào tay chúng ta y như Ngài đã giao cho tiên tri Giê-rê-mi khi xưa, Ngài đã phán như vầy: “Hãy xem, ngày nay ta đã lập ngươi trên các dân các nước, đặng ngươi hoặc nhổ, hoặc phá, hoặc diệt, hoặc đổ, hoặc dựng hoặc trồng ” (Gie Gr 1:10).
Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta hãy làm công việc Chúa một cách siêng năng
“Chúng ta là người đồng công với Đức Chúa Trời”
Hãy bày tỏ bạn là người chuyên tâm trước mặt Đức Chúa Trời (ITi1Tm 2:15)
B. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta là một người có trách nhiệm

IV. KHẢI TƯỢNG PHẢI LÀ MỤC TIÊU ĐỂ TÔI ĐẠT ĐƯỢC, CHO NÊN TÔI SẼ CẦU NGUYỆN KHÔNG THÔI.
Hãy xem Gie Gr 1:11: “Ngươi thấy gì ?” đó chính là lời Đức Chúa Trời hỏi tiên tri Giê-rê-mi trước khi Chúa cho ông thấy khải tượng.
Chính trong nơi chúng ta cầu nguyện mà chúng ta nhận được khải tượng từ nơi Chúa .
Điều làm chúng ta đủ tư cách và điều kiện trong chức vụ hầu việc Chúa không phải chỉ là giáo dục và đào tạo .
Những chìa khóa để đạt đến một đời cuộc sống cầu nguyện hiệu quả :
Cầu nguyện tập thể (Cong Cv 3:1)
Cầu nguyện một cách sốt sắng (Gia Gc 5:16)
Cầu nguyện một cách cụ thể (Mat Mt 16:19)
Đồng một lòng mà cầu nguyện (Cong Cv 4:24)
Cầu nguyện bền bỉ (LuLc 11:9)
Vững lòng cầu nguyện (HeDt 4:16)
Cầu nguyện với lòng mong đợi (IGi1Ga 5:14-15).

V. TÔI PHẢI GIEO ĐỂ CÓ NGÀY GẶT, VÌ THẾ TÔI PHẢI GIEO RA TRONG ĐỨC TIN.
Đức Chúa Trời đã từng phán với Giê-rê-mi rằng: “Hãy chờ dậy và đi ra nói cho chúng biết ” (Gie Gr 1:17)
Bạn không thể gặt hái một vụ mùa khải tượng nếu bạn không hề gieo .
Hãy luôn luôn nhớ rằng bạn là người quan trọng trong vương quốc của Đức Chúa Trời .

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy cùng nhau thảo luận trong nhóm nhỏ của bạn trong bài học này về khải tượng do Đức Chúa Trời ban có nghĩa gì và tầm quan trọng của sự khải tượng đối với những người ở trong chức vụ dẫn dắt con dân của Chúa là như thế nào.
Làm thế nào bạn có thể sống và hành động như một đại sứ của Đức Chúa Trời trên đất này mà không bị rơi vào tình trạng kiêu ngạo thuộc linh?
Trong tiêu chuẩn của người hầu việc Chúa, sự rèn luyện và giáo dục đóng vai trò nào và sự cầu nguyện đóng vai trò nào?

TỰ NGHIÊN CỨU
Bạn có nhớ rõ khi nào bạn nhận được sự kêu gọi bước vào chức vụ hầu việc Đức Chúa Trời không? Một trong những cách để giúp bạn nhớ lại sự kêu gọi của Chúa đến trong đời sống bạn là ghi chép lại. Hãy thực hành điều này ngay trên trang giấy này và nếu không đủ chỗ hãy sử dụng tiếp mặt sau.

PHẦN 2: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT KHẢI TƯỢNG


LỜI GIỚI THIỆU
Những phẩm chất nào cần có trong cuộc sống của người lãnh đạo để Đức Chúa Trời giao phó cho một khải tượng? Vì khải tượng là một tài sản vô giá. Do đó, khi Đức Chúa Trời muốn ban cho người nào đó một khải tượng, Ngài phải vô cùng thận trọng.
Khải tượng có thể đến với chúng ta qua sự xác nhận của một câu trong Kinh Thánh, như khi lời logos của Đức Chúa Trời trở nên lời Rhema trong việc hướng dẫn đời sống chúng ta. Khải tượng có thể đến với chúng ta chỉ đơn giản qua những lời nói của những người cùng niềm tin. Nói cho cùng, dù Đức Chúa Trời muốn sử dụng bất cứ con đường nào để ban ra một khải tượng đến cho con cái Ngài, khải tượng đó về những điều trong tương lai sẽ là một điều rất quý giá. Và chính người cưu mang khải tượng phải được sự giám sát và dạy dỗ của Đức Thánh Linh để trở nên một người thích hợp mang lấy khải tượng do Chúa ban. Một người đã nhận xét thấy rằng một người được Đức Chúa Trời sử dụng họ một cách công khai thì người ấy phải được sự dạy dỗ và giám sát của Ngài một cách riêng tư. Đức Chúa Trời có những cách xử lý riêng tư để qua đó Ngài làm cho khải tượng thành tựu cho con cái Ngài.
Một trong những minh họa rõ nhất về người có khải tượng được Chúa dùng là Giô-suê. Ông là một gương mẫu tốt nhất cho việc làm cách nào để làm một cuộc chuyển tiếp từ một người phụ tá thành một người lãnh đạo giữ vai trò chủ chốt và hiệu quả. Ông đã từng ở dưới sự chỉ huấn của một thầy Môise. Khi chúng ta đọc vào phần đầu của sách Giô-suê, chúng ta thấy rằng ông được Chúa gọi vào một chức vụ lãnh đạo mà ông chưa từng biết qua. Ngày hôm nay, cũng theo một cách ấy, hầu hết trong mỗi dân tộc, Hội Thánh đang trong mùa chuyển tiếp. Trong vòng 5 năm tới, 80% danh phận những đầy tớ trong thế giới Cơ Đốc sẽ thay đổi. Như sự lãnh đạo của Môi-se, nhiều nhà lãnh đạo sau thế chiến thứ hai đang ra đi và họ sẽ được ở với Chúa. Tôi tin rằng Đức Thánh Linh đang dấy lên nhiều con người mới khải tượng trong thân thể của Đấng Christ.
Cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với chúng ta ngày hôm nay sẽ giống như cách mà Ngài đã đối đãi với Giô-suê. Qua cuộc đời của Giô-suê, chúng ta rút ra được mười tiêu chuẩn cần có trong cuộc đời của người có khải tượng.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG CÓ MỘT CÁI NHÌN HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC.
Trong Gios Gs 1:2, Đức Chúa Trời phán với Giô-suê rằng: “Môi-se tôi tớ ta đã chết ”
Lời tuyên bố của Phao-lô về mục đích cuộc đời ông (Phi Pl 3:14).
Thế còn bạn, bạn hướng mục đích của đời bạn về đâu?
Về quá khứ hay tương lai?
Tranh chiến với sự không tha thứ đối với những lỗi lầm trong quá khứ .
Cái giá phải trả cho sự không tha thứ là bạn đã hướng cuộc đời bạn vào quá khứ chứ không phải tương lai.
Sự không tha thứ giống như xiềng xích trói bạn lại không cho phép bạn đột phá vào hưởng kho báu của Đức Chúa Trời.
Sau đây là một số điều ngăn cản một người không được hiệu quả trong chức vụ hầu việc Chúa hiệu quả:
Sự lạm dụng tiền bạc.
Sự lạm dụng tính dục.
Sự lạm dụng quyền hành.
Nhưng đặc biệt có một kẻ hủy diệt thầm lặng đáng sợ thứ tư có khả năng gạt bỏ hàng trăm ngàn người lãnh đạo Cơ Đốc ra khỏi chức vụ hầu việc Chúa đó là sự không tha thứ.
Sự không tha thứ nếu không được giải tỏa sớm muộn sẽ dẫn đến sự giận dữ.
Sự giận dữ nếu không được giải tỏa sẽ ăn sâu vào tấm lòng và trở nên sự cay đắng.
Rễ cay đắng sẽ làm vẫn đục tâm hồn nhiều người.
Tấm lòng vị tha là nguồn khai phóng bạn thừa hưởng gia tài mà Đức Chúa Trời dành cho bạn.
Vậy sự tha thứ là gì ?
Những bước nào để thực hành sự tha thứ?
Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê xu đã đưa ra một kế hoạch gồm bốn điểm sau:
Hãy yêu kẻ thù của bạn
Chúc phước những kẻ rủa sả bạn.
Hãy làm lành cho kẻ bóc lột bạn
Hãy cầu nguyện cho họ.
Chỉ có bạn mới có thể tự ném bạn ra khỏi ý muốn của Đức Chúa Trời, không một ai khác trên thế gian này có quyền làm điều đó. Chỉ có những phản ứng của bạn đối với những gì xảy ra cho bạn mới có thể làm bạn tổn thương mà thôi.
Sự khai phóng chính là sự giải phóng tâm linh.
Đức Thánh Linh chỉ phán có một từ dành cho tất cả các giáo phái và tất cả các dân tộc.
Từ ngữ đó chính là HÒA GIẢI (RECONCILIATION)
Sự tha thứ thật sẽ như thế nào ?
Điều đó giống như Giô sép tha thứ cho anh em của ông (SaSt 45:1-28)
Ông bảo vệ danh tiếng cho các anh em của ông. (45:1).
Ông không muốn có khoảng cách nào giữa ông và họ (Sáng-thế Ký 45:4;).
Ông không hề muốn các anh em của ông hối hận, buồn thảm vì những gì họ đã gây ra cho ông trước đó (45:5).
Ông đã nhận thấy cánh tay thần hựu của Đức Chúa Trời vùa giúp và sắp đặt mọi thứ qua tất cả những gì đã xảy ra (45:5).

II. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG ÔM LẤY GIA TÀI KẾ TỰ CỦA MÌNH
“Cả cuộc đời Cơ Đốc chính là trở nên kinh nghiệm mọi điều Đức Chúa Trời hứa ban cho chúng ta trong gia tài kế thừa.”
Chắc chắn có một lãnh vực xức dầu nào đó mà Chúa chỉ dành riêng cho bạn mà thôi.
William Carey đã từng nói rằng: “Hãy cố gắng hết sức để làm những điều vĩ đại cho Đức Chúa Trời, và cũng hãy mong đợi những điều vĩ đại đến từ Đức Chúa Trời.”

III. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG CÓ SỰ DẠN DĨ TRONG NHỮNG HOÀN CẢNH GẶP SỰ CHỐNG DỐI:
Đức Chúa Trời đã phán với Giô-suê rằng “Sẽ chẳng ai có thể đứng nổi trước mặt ngươi trong những ngày của cuộc đời ngươi ” (Gios Gs 1:5).
Tertullian đã có một câu rất hay như thế này: “Huyết của những người tử vì đạo là hột giống của Tin Lành”.

IV. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG BIẾT CHẮC RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG Ở VỚI MÌNH “Ta sẽ ở cùng ngươi như Ta đã từng ở cùng với Môi-se. Ta sẽ chẳng bao giờ lìa ngươi, hay bỏ rơi đâu ” (Gios Gs 1:5b).
Cha chúng ta ở trên trời đã hứa với chúng ta rằng: “Ngài sẽ chẳng bao giờ lìa khỏi chúng ta, hay bỏ rơi chúng ta đâu .”
Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở cùng với chúng ta trong mọi hoàn cảnh .

V. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG CÓ LÒNG CAN ĐẢM ĐỂ LÃNH ĐẠO DÂN SỰ.
“Chỉ hãy vững lòng và dũng cảm ” (Gios Gs 1:7).

VI. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG XEM LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU (1:8)

VII. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG VƯỢT QUA SÔNG “GIÔ ĐANH” CÁCH CÁ NHÂN
Đức Chúa Trời luôn muốn nâng chúng ta lên để bước vào một cuộc đời đầy dẫy phép lạ .
Hãy để Đức Chúa Trời dẫn dắt vào phạm trù mới mẻ của một cuộc sống mới, và ởnơi đó những sự kiện xảy ra trong cuộc sống và chức vụ không có thể được giải thích bằng cách nào khác hơn là chính Ngài đã can thiệp vào .
Đức Chúa Trời luôn làm những điều kỳ lạ. Và Ngài mong muốn những điều kỳ lạ đó xảy ra trong cuộc đời bạn. Ngài muốn chính bạn là người Ngài lựa chọn để mang lấy điều khải tượng dành cho tương lai .
Ba tính chất còn lại của khải tượng sẽ được hoàn tất ở bài học tiếp theo sau .

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận những cách khác nhau mà một người lãnh đạo có thể dùng để giải quyết những điều đã xảy ra trong quá khứ, từ đó định hướng cho mục đích đời mình.
Hãy thảo luận về kẻ hủy diệt im lặng thứ tư ảnh hưởng chức vụ của người hầu việc Chúa và các cấp độ tiến triển của nó trong sự hủy diệt Hội Thánh.
Chúng ta có thể áp dụng gương tha thứ của Giô-sép như thế nào trong việc hòa giải với những kẻ xúc phạm chúng ta,
Hãy làm theo bốn bước mà Chúa Jêsus đã dạy dỗ trong sự tha thứ. Ngày nay, trong thân thể của Đấng Christ làm cách nào chúng ta thực hành được sự tha thứ thật?

TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy nghiên cứu trong Giô-suê từ đoạn 1-3. Hãy áp dụng từng điều trong bảy phẩm chất trong đời sống của một người có khải tượng vào trong chính đời sống và hoàn cảnh chức vụ của bạn bằng cách viết ra trong những lời của chính bạn những gì mà Chúa đang phán với bạn sau khi suy gẫm từng phẩm chất.

PHẦN 3: LÀM SÁNG TỎ MỘT KHẢI TƯỢNG


LỠI GIỚI THIỆU
Trong bài học thứ hai, chúng ta đã thảo luận về những phẩm chất đặc trưng của một khải tượng. Nghiên cứu cuộc đời của Giô-suê chúng ta đã đưa ra được bảy nét đặc trưng. Và qua sách Giô suê, năm đoạn đầu đề cập đến sự chuyển tiếp từ một người phụ tá cho Môi-se trở thành một nhà lãnh đạo đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt dân sự của Đức Chúa Trời.
Trong bài học này cũng vậy, từ việc nghiên cứu đời sống của Giô-suê chúng ta lại rút ra được thêm 3 nét đặc trưng còn lại cuối cùng của một mgười có khải tượng và học biết chúng liên quan đến chúng ta như thế nào. Khi đọc đến đoạn 5 sách Giô-suê, có 3 biến cố quan trọng được ghi lại nhưng điều đáng nói ở đây là chúng đã tác động hết sức mạnh mẽ và sâu rộng đến đời sống của những người lãnh đạo như chúng ta ngày hôm nay.

DÀN Ý BÀI HỌC (tiếp theo bài 2)
Dấu hiệu của Giao Ước với Đức Chúa Trời.

VIII. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI MÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ NÀO PHỦ NHẬN ĐƯỢC (Gios Gs 5:9).
Trước khi đại diện cho Đức Chúa Trời trong trận chiến, chúng ta phải mang theo trong mình dấu hiệu của giao ước Ngài.
Phép cắt bì là cắt bỏ phần da thịt không cần thiết và nó là một cuộc phẫu thuật nơi bộ phận có tính sáng tạo của cơ thể.
Tương tự như vậy, chúng ta phải để cho Đức Thánh Linh thực hiện một cuộc phẫu thuật trên đời sống của chúng ta. Đức Thánh Linh sẽ loại bỏ tất cả mọi tánh xác thịt và tất cả các công việc của xác thịt. Chúng ta phải để cho Ngài cất mọi điều nhơ nhớp ra khỏi đời sống chúng ta.
Chúng ta phải đầu phục để Đức Thánh Linh để Ngài ghi một dấu ấn của Ngài lên trên những khả năng hoạt động sáng tạo mà chính Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.

IX. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG HỢP TÁC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG VIỆC THU THẬP SỰ TIẾP TRỢ (Gios Gs 5:12)
Có sự thay đổi trong cách tiếp trợ đến cho con dân của Đức Chúa Trời.
Chúng ta đang ở trong thời điểm mà Đức Chúa Trời đang thay đổi cách tiếp trợ dành con dân sự Ngài.
Khi bạn vượt qua sông “Giô đanh” chỉ riêng bạn, hãy mong đợi một sự thay đổi trong cách tiếp trợ đến với bạn.
Phương cách làm việc cũ kỹ có lẽ không còn hoạt động được nữa trong thời đại ngày nay.
Nhưng thay vào đó, sự tiếp trợ đủ cho tất cả mọi người. Bông trái của Ca-na-an đang được đặt trước mặt bạn.
Sự tiếp trợ của Ca-na-an không chỉ cung cấp riêng cho nhu cầu của chúng ta, nhưng trong nó chúng ta còn tìm thấy mầm mống của sự tiếp trợ cho những người khác nữa.
Đức Chúa Trời muốn chúc phước dư dật trên bạn không chỉ để thỏa mãn những nhu cầu của bạn thôi đâu, nhưng Ngài muốn bạn sẽ là nguồn phước cho nhiều người khác.
Chúng ta, những con dân của Chúa đem phước hạnh đến cho các dân tộc, các dân tộc bằng cách đem Phúc âm của Chúa đến cho họ.
Để thực hiện được điều này, nó đòi hỏi chúng ta phải phối hợp với Đức Chúa Trời và đi đằng sau đường đi nước bước của kẻ thù vì chính nơi đó sự tiếp trợ hiện diện.

X. MỘT NGƯỜI CÓ KHẢI TUỢNG THẬT CÓ SỰ GẶP GỠ VỚI CHÚA JÊSUS LÀM THAY ĐỔI CẢ CUỘC ĐỜI NGƯỜI ĐÓ (5:14)
Giô-suê đã gặp gỡ với tướng đạo binh của Đức Chúa Trời.
Chỉ sau khi được gặp gỡ một tươi mới với Đức Chúa Trời bấy giờ chúng ta mới đủ tư cách và phẩm chất để ra đi làm công việc của Ngài.
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tiến đến bài ba. Đây là điểm mấu chốt của loạt bài này.
LÀM SÁNG TỎ MỘT KHẢI TƯỢNG
Theo cách định nghĩa của George Barna, khải tượng là:
“Khải tượng cho chức vụ là một cảnh tượng nhìn thấy trong tâm trí rất rõ ràng về những điều sẽ xảy ra trong tương lai được Đức Chúa Trời ban cho các tôi tớ được lựa chọn của Ngài và nó có nền tảng đặt trên sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời về bản thân và về những hoàn cảnh.”
Nhưng để cho một khải tượng trở nên hiện thực và có thật, thì có nhiều khía cạnh chúng ta phải xem xét.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét qua mười bước để làm sáng tỏ một khải tượng.

XI. MƯỜI BƯỚC LÀM SÁNG TỎ KHẢI TƯỢNG
Hãy biết rõ ân tứ của bạn
Biết rõ những ân tứ thuộc linh mà Đức Thánh Linh đã ban cho bạn (ICo1Cr 12:11).
Hãy nghiên cứu về những sự ban cho của Đức Thánh Linh trong các đoạn Kinh Thánh sau:
Ê-phê-sô đoạn 4
Rô-ma đoạn 12
I Cô-rinh-tô đoạn 12
Hãy chuyên tâm cầu nguyện tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời về những sự ban cho mà Đức Thánh Linh dành cho bạn.
Tất cả những ân tứ bạn có là để trang bị cho bạn sẵng sàng phục vụ tha nhân và phục vụ cho những mục đích của Đức Chúa Trời.
Nên biết rằng bạn sẽ được phát huy hết khả năng một cách vượt trội khi bạn thi hành chức vụ trong lãnh vực của những ân tứ mà Đức Thánh Linh đã ban cho bạn.
Hãy tin cậy nơi ân tứ của bạn (tra cứu ChCn 18:16)
Khi bạn đã nhận diện ra ân tứ của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn, tôi khuyên bạn nên thoải mái mà vận dụng những ân tứ đó.
Hãy khám phá ân huệ và ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn và ở yên trong địa hạt đó.
Hãy phát triển ân tứ của bạn (IITi 2Tm 2:15)
Phát họa một bản kế hoạch cá nhân và qua nó làm tăng trưởng và phát triển ân tứ và đời sống bạn.
Hãy nhận lấy khải tượng từ nơi Đức Chúa Trời cho chức vụ của bạn (CoCl 4:17).
Aubrey Malphurs cho chúng ta biết những đặc tính của một khải tượng lành mạnh:
Nó hết sức rõ ràng, không hề có sự mơ hồ (xem HaKb 2:2)
Viết khải tượng ra.
Làm rõ nó.
Đọc khải tượng lên.
Sau đó bạn có thể chạy theo với khải tượng.
Khải tượng (đòi hỏi nhiều nhận ở người được nó) có tính thách thức
Nó sẽ khuấy động người lãnh đạo như bạn.
Nó cũng sẽ khuấy động con cái của Đức Chúa Trời.
Nó thuộc về tâm trí
Khi bạn truyền đạt khải tượng cho những người khác, họ cũng có thể thấy những gì bạn chia xẻ.
Khải tượng bày tỏ những điều trong tương lai.
Khải tượng là hoàn toàn có thể.
Nó chắc chắn xảy ra.
Hãy cố gắng bươn tới những điều thật lớn lao để chỉ một mình Đức Chúa Trời nhận sự vinh hiển (Eph Ep 3:20-21).
Cố gắng làm những việc vĩ đại cho Đức Chúa Trời.
“ Hãy mong đợi những điều vĩ đại đến từ Đức Chúa Trời” - lời của William Carey.
Như Giáo sư Bill Bright đã từng có một khải tượng về Campus Cruasde for Christ.
Xin ghi nhớ rằng, bạn có thể làm bất cứ điều gì Đức ChúaTrời kêu gọi bạn làm (xem Phi Pl 4:19)
Phát triển một kế hoạch cho đời sống cầu nguyện của bạn (xem LuLc 18:1).
Có 3 phương pháp cầu nguyện cần được áp dụng riêng tư vào đời sống cầu nguyện hằng ngày:
Lời cầu nguyện thân mật, riêng tư (Eph Ep 3:16-19).
Lời cầu nguyện đi lên từng bậc (Thi Tv 67:1-2).
Lời cầu nguyện có tầm ảnh hưởng (ISu1Sb 4:10).
Trong khi bạn quỳ gối cầu nguyện với Chúa, hãy phác thảo kế hoạch để làm trọn khải tượng .
Tiến sĩ Ralph Mahoney đề nghị những con đường dẫn đến sự thành công cho một người lãnh đạo.
Hiểu được khải tượng mà Chúa ban cho trong cuộc sống và chức vụ của bạn.
Vạch rõ mục đích sẽ đưa bạn đến với khải tượng.
Ưu tiên những mục đích của bạn ghi vào bản kế hoạch khả thi.
Với câu hỏi BẰNG CÁCH NÀO? Bạn hãy lên chương trình.
Với câu hỏi KHI NÀO? Bạn hãy lập thời khóa biểu.
Với câu hỏi NGƯỜI NÀO? Bạn có sự sắp xếp tổ chức nhân sự.
Với câu hỏi CHI PHÍ THÌ SAO? Bạn dự thảo trước ngân sách.
Sau đó hãy thực hiện kế hoạch của bạn.
Cuối cùng hãy ngồi lại đánh giá thành quả mà bạn đạt được.
Hãy buộc chặc khải tượng của bạn với khải tượng và kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho các dân tộc (Mat Mt 28:19).
Hãy đầy dẫy Đức Thánh Linh (Eph Ep 5:18)
Không có điều gì mang giá trị đời đời lại xảy ra ngoài sự vận hành của Đức Thánh Linh trong cuộc đời bạn.
Hãy để cho Đức Thánh Linh rửa sạch mọi điều ô dơ, đổ đầy và điều khiển bạn.
Hudson Taylor có nói rằng: “Hãy đầu phục Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn để Đức Thánh Linh không bị ngăn cản.”

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận những cách khác nhau mà Đức Chúa Trời đang sử dụng những con dân của Ngài trong thời đại ngày nay để truyền bá Phúc-âm ra cho mọi người.
Trong nhóm nhỏ của bạn, hãy thực hành ba lời cầu nguyện trước khi kết thúc bài học này.
Áp dụng một cách riêng tư ba loại cầu nguyện vào cuộc đời bạn và hãy thực hành chúng hằng ngày trong đời sống cầu nguyện của bạn.

TỰ NGHIÊN CỨU
Trong tập ghi chép, hãy thực hành “Những Con Đường Dẫn Đến Thành Công” trong khải tượng của Giáo sư Ralph Mahoney mà Đức Chúa Trời đã ban cho cuộc sống và chức vụ của bạn.

PHẦN 4: KHẢI TƯỢNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TRÊN CÁC DÂN TỘC


LỜI GIỚI THIỆU
Có phải Đức Chúa Trời chỉ có vài mục đích tốt đẹp cao trọng trên hết những gì Ngài đang làm cho các con cái Ngài không? Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta trở nên những con người có đức tin, quyền năng, thánh sạch và thịnh vượng nhằm mục đích gì? Có một sự thật hiển nhiên rằng Ngài mong muốn ban cho chúng ta tất cả những điều kể trên chỉ vì Ngài quá yêu chúng ta. Nhưng cũng có một số mục đích tại sao Đức Chúa Trời ban chúng ta đức tin, sự nên thánh và thịnh vượng.
Có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng tại sao Chúa Jêsus kêu gọi và lập bạn không? (GiGa 15:16). Nên chú ý ở đây Chúa Jêsus không bảo rằng Ngài đã kêu gọi và lập chúng ta chỉ để cho chúng ta lên thiên đàng ở với Ngài, hoặc là chỉ để tận hưởng một cuộc sống phong phú, dư dật. Nên nhớ rằng ngay bây giờ tất cả những phước hạnh vừa nêu ra ở câu trước thuộc về chúng ta do mối liên hệ giữa Chúa và chúng ta được thiết lập kể từ khi chúng ta tiếp nhận Chúa vào đời sống của mình.
Nhưng tại sao Chúa Jêsus lại mang chúng ta vào vương quốc của Ngài? Ngài đã mang chúng ta vào vương quốc của Ngài là để chúng ta có thể sanh bông trái. Bông trái mà Chúa Jêsus đề cập ở đây không chỉ là bông trái của Đức Thánh Linh, nhưng là bông trái của một vụ thu hoạch dư dật, nhiều không xiết kể. Vụ thu hoạch này chính là gặt hái những linh hồn quý giá trên khắp thế giới này về cho Chúa.
Chúng ta cần phải nhướng mắt lên ra xa khỏi hàng rào thuộc linh của sự quá chú trọng đến mình, hài lòng với những gì mình đang có và đã làm được để nhìn vào một thế giới Chúa Giê-xu đã đổ huyết ra và đền tội cho mọi người.
Đây là một môn học để phát triển khải tượng của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng cho dù khải tượng đó là gì đi chăng nữa, chúng ta phải liên kết chặt chẽ với kế hoạch vĩ đại của Đức Chúa Trời. Khải tượng Chúa ban cho chúng ta chính là một phần khải tượng của Đức Chúa Trời trải ra cho các dân tộc. Chúng ta phải dự phần kế hoạch toàn cầu của Đức Chúa Trời. Mục đích của kế hoạch này là làm cho tất cả các dân tộc, đều phủ phục dưới uy quyền chủ tể của Chúa Jêsus Christ.
Chúa Jêsus đã truyền lại cho chúng ta một đại mạng lệnh, đó chính là lệnh tiến quân mà Hội Thánh phải tuân theo. Đại mạng lệnh cũng là một công tác phải làm của Hội Thánh từ khi Chúa Jêsus thăng thiên về cùng Đức Chúa Trời cho đến khi Ngài quay trở lại trong sự vinh hiển.
Nhà truyền giáo vĩ đại ở Châu Phi, David Living Stone đã đưa ra lời nhận xét như thế này: “Đức Chúa Trời chỉ có một Con Trai độc nhất, và Con Trai đó là một nhà truyền giáo.” Niềm tin của một Cơ Đốc Nhân là niềm tin của một nhà truyền giáo. Từ viễn cảnh của thiên đàng, điều quan trọng nhất đang diễn ra trong thân thể của Đấng Christ ở khắp nơi trên thế giới, là quyền sở hữu quốc tế của Hội Thánh khắp thế giới về đại mạng lệnh của Chúa. Nó không chỉ là trách nhiệm của Hội Thánh ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để Tin Lành hóa thế giới nhưng nó là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả tín đồ trong mọi dân tộc.

DÀN Ý BÀI HỌC
SaSt 12:1-3

I. ĐEM SỰ CHÚC PHƯỚC ĐẾN CHO CÁC DÂN TỘC QUA PHÚC ÂM
Trong sự kêu gọi của Chúa đối với Áp-ra-ham
Hình ảnh một đoàn người được cứu chuộc ở mọi lứa tuổi đứng trước ngai Chúa (xem KhKh 5:9, 7:9).

II. ĐẠI MẠNG LỆNH CỦA CHÚA JÊSUS:
Những dấu hiệu báo trước sự trở lại của Chúa Giê xu (xem Mat Mt 24:14).
Phúc âm được rao ra đến từng cộng đồng của người bộ tộc.
Có sự tranh chiến giữa các nhóm người sắc tộc trên khắp các dân tộc.
Sẽ có thêm nhiều nhóm người sắc tộc tin Chúa và được cứu rỗi.
“Khải tượng vĩ đại nhất mà một người lãnh đạo có thể có được là dự phần vào kế hoạch truyền giáo ra khắp thế gian của Đức Chúa Trời và bày tỏ cho nhóm biết cách nào để thực hiện và làm trọn kế hoạch đó.” - John Haggai
Lời hứa ban cho quyền phép để thi hành đại mạng lệnh của Chúa .
Mat Mt 28:18-20
Ta học được tính chất bao gồm trong mạng lệnh này là:
“ Hãy môn đệ hóa muôn dân …”
Mac Mc 16:15
Qua câu Kinh Thánh trên ta học được tính chất bao gồm trong mạng lệnh này là:
“ Giảng Tin Lành cho mọi tạo vật.”
Những dấu hiệu về chúng ta quyền năng siêu nhiên được ban cho chúng ta để thực hiện công việc được cặp theo.
LuLc 24:46-48
Chúa giao cho chúng ta những công việc siêu nhiên kèm theo những quyền phép siêu nhiên để chúng ta có thể hoàn thành công việc đó. (LuLc 24:49).
Nếu bạn chưa được đầy dẫy Đức Thánh Linh, đừng vội ra đi. Nhưng nếu sau khi bạn được đổ đầy Đức Thánh Linh, đừng chần chừ do dự ra đi.
GiGa 20:21
Sự phối hợp giữa sự phân công siêu nhiên và quyền phép siêu nhiên.
Cong Cv 1:8
Những quyền phép có uy lực chúng ta có thể dùng để hoàn thành đại mạng lệnh Chúa giao phó.
Quyền phép của Đức Thánh Linh (XaDr 4:6)
Quyền phép của Lời Chúa (Gie Gr 23:29)
Quyền phép của Phúc âm (RoRm 1:16)
Quyền phép trong danh Chúa Jêsus (Cong Cv 3:16)
Quyền phép của huyết của Chúa Jêsus (KhKh 12:11)

III. CÁ NHÂN HÓA KHẢI TƯỢNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Một khải tượng cho cá nhân :
Vai trò độc đáo nào Đức Chúa Trời ra lệnh cho tôi phải thi hành để góp phần hoàn thành đại mạng lệnh của Chúa?
Một khải tượng cho tập thể :
Vai trò duy nhất nào Đức Chúa Trời ra lệnh cho Hội Thánh của tôi phải thực hiện để góp phần hoàn thành đại mạng lệnh của Chúa?
Một khải tượng cho cả thế giới :
Vai trò duy nhất nào Đức Chúa Trời ra lệnh cho tôi phải thi hành trong việc hợp tác với toàn bộ các bộ phận trong thân thể Đấng Christ để góp phần hoàn thành đại mạng lệnh của Chúa Jêsus?

THẢO LUẬN NHÓM
Mục đích Chúa Jêsus đem chúng ta vào vương quốc của Ngài là để chúng ta sanh bông trái. Nêu ra những cách sanh bông trái khác nhau của chúng ta khi chúng ta là một Cơ Đốc Nhân.
Chia xẻ khải tượng bạn có được trong chức vụ với những người khác. Làm cách nào khải tượng cá nhân của bạn có liên hệ chặt chẽ với chương trình hoạch định của Đức Chúa Trời dành cho thế giới?
Có cách nào để bạn có thể làm một sự điều chỉnh cần thiết cho khải tượng chức vụ bạn để bạn có thể nằm trung tâm kế hoạch của Đức Chúa Trời?
Bằng ngay cách cụ thể nào mà một Cơ Đốc Nhân có thể đem những phước hạnh của Áp-ra-ham đến từng dân tộc trên thế giới?

TỰ NGHIÊN CỨU
Trong cuộc sống và chức vụ bạn có một khải tượng nào không?
Trong sự cầu nguyện hãy viết ra khải tượng mà Chúa đã ban cho trong đời sống và chức vụ bạn. Chia xẻ khải tượng này với người lãnh đạo của bạn.

PHẦN 5: GẶT HÁI KHẢI TƯỢNG


LỜI GIỚI THIỆU
Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham và hậu duệ của người rằng Ngài sẽ ban phước hạnh trên cuộc đời ông và hậu tự của người. Và nhiều người đã xem lời hứa này sự chúc phước hàng đầu của Đức Chúa Trời dành cho con cái của Ngài.
Nhưng cũng có những người đứng ở hàng sau cùng để trở thành người nhận sự chúc phước Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham. Chúng ta không những được chúc phước bởi vì chúng ta là hậu tự thuộc linh của Áp-ra-ham, nhưng Chúa chúc phước để chúng ta trở thành nguồn phước cho những người khác. Thật sự là chúng ta nên đem phước hạnh đến cho tất cả gia đình trên thế gian này. Điều này là một sự bày tỏ hết sức rõ ràng cho chúng ta về việc chinh phục thế giới này cho Chúa Giê xu.
Chúa Jêsus đã nhắc lại lời yêu cầu này cho con cái của Ngài trong đại mạng lệnh. Vua Đa-vít hiểu rất rõ rằng ông là dòng dõi thừa kế sự chúc phước của Đức Chúa Trời đã dành cho Áp-ra-ham. Vì thế, trong lời cầu nguyện của ông có nhắc lại giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với tổ tiên mình là Áp-ra-ham.

DÀN Ý BÀI HỌC
Thi Tv 67:1-2

I. VUA ĐAVÍT CẦU XIN SỰ CHÚC PHƯỚC TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI
Quyền được hưởng sự chúc phước từ Đức Chúa Trời (67:1).
Vua Đa-vít là hậu tự của Áp-ra-ham.
Còn chúng ta, những Cơ Đốc Nhân là những hậu tự về thuộc linh của Áp-ra-ham.
Trách nhiệm của những người là hậu tự của Áp-ra-ham . (67:2).
Là đem phước hạnh của Áp-ra-ham đến từng gia đình trên đất này.

II. CUNG CẤP CHO KHẢI TƯỢNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Trời ban cho bạn một khải tượng không đơn giản chỉ để phô bày những khả năng tiềm tàng của khải tượng đó trước mặt bạn và cũng vậy, cũng không phải để ngăn không cho bạn nhận được sự tiếp trợ, giúp đỡ để qua đó khải tượng trở nên hiện thực.
Nếu Đức Chúa Trời ban cho một khải tượng, Ngài cũng sẽ cung cấp những chiến lược rõ ràng và những Ngài cũng chu cấp những nguồn tài liệu để qua đó có thể thi hành khải tượng.
Nhưng để có được điều này, đòi hỏi bạn phải có sự nhạy cảm với Đức Thánh Linh.
Nếu chỉ biết những gì Chúa muốn chúng ta làm thôi thì chưa đủ, nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải biết Chúa muốn bằng cách nào và khi nào chúng ta làm điều đó.
Nếu chúng ta muốn nhận được sự trợ giúp của Đức Chúa Trời trên khải tượng mà Ngài đã ban cho chúng ta, chúng ta phải có:
Trước nhất là khải tượng của Đức ChúaTrời.
Chiến lược của Ngài.
Thời khắc đã định của Ngài dành cho chúng ta.
Những chiến lược do Đức Chúa Trời đề ra để chu cấp cho khải tượng:
Chúng ta lần lượt đi qua 10 chiến lược để chu cấp cho khải tượng.
Trước khi bạn ra đi phục vụ, hãy tha thứ.
Thủ phạm im lặng đáng sợ bóp nghẹt dòng sự sống tuôn tràn của Thánh Linh Đức Chúa Trời chính là sự không tha thứ (Cong Cv 24:16; IGi1Ga 1:9).
Ngay ngày hôm nay hãy bắt đầu gieo trong đức tin, và trông đợi một vụ thu hoạch dồi dào (LuLc 6:38).
Trật tự của Đức Chúa Trời là: ban cho trước, và sau đó bạn sẽ được nhận những gì bạn đã cho.
Đức Chúa Trời luôn giữ một bản lưu trữ chính xác những gì chúng ta đã làm (GaGl 6:9).
Hãy đem tất cả khoản dâng một phần mười vào kho của Chúa (MaMl 3:10).
Hỡi các vị mục sư, quý vị có dâng phần mười không?
Hội Thánh bạn có dâng phần mười thu nhập của Hội Thánh cho việc truyền giáo không?
Phát huy thái độ biết ơn đối với Đức Chúa Trời (IICo 2Cr 9:7).
Biết nắm bắt những cơ hội mà Đức Chúa Trời ban cho bạn.
Sau khi cầu nguyện và nhận được lời khuyên sáng suốt, đừng lo sợ những rủi ro.
Hãy lắng nghe sự thúc giục của Đức Thánh Linh để ban cho (Mat Mt 10:8).
“Mỗi ngày hãy tìm một cách để dâng cho Đức Chúa Trời và ban cho một người”.
Hãy giúp đỡ người trong cảnh thiếu thốn, đặc biệt hãy làm việc này một cách kín đáo (ChCn 28:27).
Lập ra kế hoạch để trả hết mọi nợ nần của bạn (RoRm 13:8).
Hãy chia xẻ khải tượng của bạn một cách rõ ràng và đầy nhiệt huyết (HaKb 2:2).
“Người có khả năng lãnh đạo là người biết rõ cái gì phải làm tiếp theo; biết rõ tại sao nó quan trọng; và biết rõ cách đưa ra những phương pháp thích hợp để gánh vác những nhu cầu sắp đến” - Lời của Bob Biehl.
“Một người lãnh đạo nếu không hoàn toàn nhận thức rõ giá trị của đồng tiền sẽ phung phí nó một cách thiếu khôn ngoan và sớm muộn sẽ bị khổ sở trầm trọng vì những hành động ngu ngốc của anh ta, nợ nần sẽ như một cái mền ướt, nặng trịch chôn sống anh ta và bóp nghẹt anh ta.” - Lời của Costa Deir.
Những bài học rút ra từ câu chuyện về người đàn bà đang tuyệt vọng được chép trong IIVua 2V 4:1-7
Những nguyên tắc được trình bày dưới đây là cách để gây dựng khải tượng trong lòng bạn:
Đừng bao giờ khiếp sợ trước những hoàn cảnh khó khăn.
Hãy nói cụ thể với Chúa.
Tạo một bản liệt kê chính xác những tài sản mà bạn có.
Hãy sẵn sàng và mạnh mẽ với những điều nhỏ bé mà bạn đang có.
Hãy bắt đầu tuôn đổ cho kẻ khác với những gì bạn có.
Hãy trông đợi từ nơi Chúa một phép lạ.
Hãy nhận biết rằng có ra một phép lạ đang xảy ra trong nhà bạn.
Đức Chúa Trời đang hỏi bạn hai câu hỏi sau:
Bạn muốn Ngài làm điều gì cho bạn?
Bạn có điều gì trong căn nhà bạn?

THẢO LUẬN NHÓM
Những người tin Chúa ngày nay có quyền gì trong Chúa Giê-xu xưng nhận những phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham?
Thảo luận thêm về những chiến lược cần có để chu cấp cho khải tượng mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn và trong số những chiến lược trên những cái nào bạn cần phải thực hành nhiều hơn nữa trong cuộc sống và chức vụ của bạn?
Bây giờ bạn có được điều gì để đầu tư vào khải tượng mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn?

TỰ NGHIÊN CỨU
Phát triển một kế hoạch hành động để gây quỹ, giúp hoàn thành khải tượng Đức Chúa Trời đã ban trong cuộc đời và chức vụ của bạn. Hãy chia xẻ kế hoạch này với người lãnh đạo của bạn.