Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

C8. Được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

C8. ĐƯỢC SOI DẪN BỞI ĐỨC THÁNH LINH

Tác giả: Bayless Conley

BÀI 1: MỘT VÀI CÁCH ĐỨC CHÚA TRỜI
LÃNH ĐẠO DÂN SỰ NGÀI


LỜI GIỚI THIỆU
Nhiều người trong chúng ta đang ở trong tình trạng bối rối và chúng ta không biết phải làm gì. Nhưng Đức Chúa Trời đã trả lời cho chúng ta. Đức Chúa Trời không bao giờ định rằng những người đang lãnh đạo thân thể của Đấng Christ sẽ thực hiện công việc của họ trong xác thịt. Công việc của chức vụ không có nghĩa là được thực hiện chỉ bằng sự khôn ngoan của con người. Đức Chúa Trời đã hoạch định cho những người lãnh đạo phải được Thánh Linh của Ngài hướng dẫn.
Nếu chúng ta đang có trái Thánh Linh trong chức vụ của chúng ta, thì chức vụ của chúng ta ắt phải được Thánh Linh hướng dẫn và ban cho quyền năng; một trong những điều ngăn trở nhất trên thế giới là được ở trong chức vụ mà không biết cách để được hướng dẫn bởi Thánh Linh.
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài để giúp chúng ta đi đến những quyết định đúng. Khi phải đối phó với những người khó tính và chống đối trong Hội Thánh thì chúng ta phải được Thánh Linh soi dẫn. Khi chúng ta đương đầu với sự ngược đãi, những cuộc tấn công thuộc linh và bị áp lực thì chúng ta phải được Thánh Linh hướng dẫn. Khi đến để mua đất xây dựng thì chúng ta phải được Thánh Linh dẫn dắt. Dù chúng ta đang chọn lựa những người hướng dẫn, giảng đạo hay giúp đỡ mọi người chúng ta đều cần sự giúp đỡ của Chúa Thánh Linh.
Là những người lãnh đạo, nhiều đời sống bị ảnh hưởng bởi những việc làm của chúng ta. Tất cả những quyết định của chúng ta không có nghĩa là chỉ phó mặc vào trí tuệ (sự hiểu biết) của con người. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh Linh của Ngài hầu làm cho chúng ta có thể thực hiện quyết định đúng. Nhưng chúng ta phải học biết cách lắng nghe Ngài. Khi chúng ta đang lắng nghe Thánh Linh của Chúa, chúng ta sẽ nghe những điều mà người khác không được nghe.
Ghi chú: Trong suốt tất cả các loạt bài tham khảo trong Kinh Thánh đều từ bản NKJV ngoại trừ những mặt khác đã được chú thích.

DÀN Ý BÀI HỌC
PhuDnl 4:5, 6

I. Đức Chúa Trời đã dẫn dắt chúng ta qua Lời của Ngài
A. Lời của Đức Chúa Trời đã được viết thành văn là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (LuLc 11:49).
Ngày nay bạn rất cần sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh và những buổi nhóm gia đình, Kinh Thánh là chỗ đầu tiên để bạn tìm kiếm điều đó.
B. Lời Đức Chúa Trời được viết thành văn bảo đảm sự thành công trong chức vụ (Gios Gs 1:7, 8)
C. Lời của Đức Chúa Trời được viết thành văn là ánh sáng cho đường lối của chúng ta (Thi Tv 119:105, 128).
1. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng Lời của Ngài
2. Chúng ta phải tiếp nhận Lời của Đức Chúa Trời với thái độ đúng đắn.
3. Thái độ đó phải là sự vâng lời (EsIs 8:20).
4. Đức Chúa Trời không hướng dẫn chúng ta đi trái ngược với Lời của Ngài đã được viết thành văn.
D. Đức Thánh Linh dẫn dắt vào mọi lẽ thật bởi Lời của Đức Chúa Trời (GiGa 16:13; 17:17)
1. Hãy tra xem Lời của Đức Chúa Trời về sự soi dẫn.
2. Hãy tìm ra điều mà Lời Đức Chúa Trời phán trước khi bạn thực hiện các quyết định.
3. Trước khi bổ nhiệm những người hướng dẫn hãy tìm xem những phẩm chất của người lãnh đạo trong Hội Thánh là gì?
4. Chính khi chúng ta xao lãng Lời (Chúa) thì chúng ta gặp rắc rối.

II. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng sự công chính của chúng ta (ChCn 11:3).
A. Công chính có nghĩa là ngay thẳng về tính cách và trung thực (Giop G 27:3-6).
Khi chúng ta thực hiện quyết định để sống bằng sự công chính thì đời sống chúng ta sẽ trở nên dễ chịu hơn.
B. Các Mục sư phải lãnh đạo (hướng dẫn) bằng sự công chính (Thi Tv 78:70-72).
1. Nhiều người không được đặt vào những vị trí lãnh đạo trong Hội Thánh bởi vì họ dâng tiền.
2. Nếu như đặt họ vào sự lãnh đạo mà họ không được Đức Chúa Trời lựa chọn thì điều đó sẽ phá vỡ nguyên tắc về sự công chính.
3. Sự công chính có ý muốn nói rằng tôi sẽ không sử dụng bất cứ phương cách nào để gây quỹ.
4. Các Mục sư, phải bảo vệ chức vụ của bạn bằng sự công chính.
5. Phải trung thực với mọi người khi bạn nói.
6. Đừng xúc phạm đến lương tâm của bạn.
7. Bất cứ lúc nào bạn sửa đổi sự thật nhằm để nhận được một điều gì đó, cuối cùng bạn sẽ mất điều đó.

III. Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta bằng sự bình an của Ngài (CoCl 3:15)
A. Hãy để sự bình an của Đức Chúa Trời quyết định và giải quyết tất cả mọi nan đề còn lại là những nan đề hiện lên trong trí của bạn .
Khi bạn bắt đầu cầu nguyện để thực hiện một điều gì đó, hãy tự hỏi bạn có bình an trong tâm hồn hay bạn có cảm thấy do dự (lưỡng lự) và khó chịu hay không?
B. Bước đi trên con đường khôn ngoan dẫn đến sự bình an (ChCn 3:13, 17).
1. Nhiều quyết định quan trọng có thể được thực hiện trên sự bình an.
2. Chúa Jêsus là Chúa Bình An.

IV. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta qua lời khuyên của những người khác (20:18; 24:6).
A. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta thân thể của Đấng Christ để giúp đỡ chúng ta .
1. Không một người nam hay người nữ nào là một hòn đảo đối với chính mình họ.
2. Nếu lời khuyên mà bạn sẽ nhận từ những người khác không giống với điều mà Đức Chúa Trời đã đặt trong lòng bạn thì bạn sẽ dành nhiều thì giờ để cầu nguyện về điều đó.
3. Chính bạn sẽ phải trả lời với Đức Chúa Trời về những quyết định của mình.
4. Tuy nhiên, những người khác có thể giúp bạn thấy mọi việc trong ánh sáng của Chúa, bước đi trong sự công chính với sự bình an của Đức Chúa Trời và qua lời khuyên của họ.

Thảo luận nhóm
Thảo luận trong các nhóm của bạn :
1. Bằng cách nào chúng ta nhận ra khi Đức Thánh Linh đang hướng dẫn chúng ta hay là các linh khác đang hướng dẫn chúng ta?
2. Khi chúng ta cảm thấy điều mà chúng ta đang nghe từ Thánh Linh mà không được những người xung quanh ủng hộ (tán thành) với chúng ta, thì chúng ta nên làm gì?
3. Những cách khác nhau nào trong cách mà chúng ta làm có thể phá vỡ nguyên tắc của sự công chính trong những lựa chọn, hoặc những quyết định mà chúng ta thực hiện?
4. Riêng cá nhân bạn thì sự công chính có nghĩa là gì?
5. Sự bình an của Đức Chúa Trời và lời khuyên của những người khác đóng vai trò nào trong đời sống của bạn, khi bạn đi đến những quyết định rất quan trọng mà không hiểu được rõ ràng trong Kinh Thánh?

Tự nghiên cứu
1. Viết ra 4 cách trong các cách mà Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta như đã học trong bài học này và dưới mỗi cách, hãy viết câu trả lời của bạn.
Thí dụ: Đức Chúa Trời soi dẫn chúng ta qua lời của Ngài đã được viết thành văn, vì vậy tôi phải học Lời của Đức Chúa Trời và áp dụng các nguyên tắc của Lời Ngài vào tất cả những quyết định của tôi.

BÀI 2: PHƯƠNG CÁCH ĐỨC CHÚA TRỜI HƯỚNG DẪN CHÚNG TA
QUA TÂM LINH CỦA CHÚNG TA


Lời giới thiệu
Trong bài học cuối của chúng ta, chúng ta đã nói về việc tra xem Lời Đức Chúa Trời về sự hướng dẫn. Chúng ta đã nói về cách Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta bằng sự công chính, theo sau sự bình an của Đức Chúa Trời trong tâm hồn của chúng ta, và được cởi mở đối với lời khuyên mà những người khác ban cho chúng ta.
Trong bài học này, chúng ta sẽ nói về cách mà Đức Chúa Trời hướng dẫn qua tâm linh của chúng ta.

DÀN Ý BÀI HỌC
XaDr 12:1

I. Con người là một thần linh được tạo dựng.
Chú ý trong bài này là Đức Chúa Trời tạo thần linh trong người ta.
Con người có thần linh trong mình.
ITe1Tx 5:23 cũng dạy rằng con người là một sinh vật có ba phần: tâm thần, linh hồn và thân thể.
A. Có một sự khác nhau giữa tâm thần và linh hồn của con người .
1. Tâm thần là con người thật, sống bên trong thân thể.
2. Linh hồn được hình thành bởi ý chí, tâm trí và tình cảm.
3. Thân thể là nhà mà con người sống trong đó.
B. Đức Chúa Trời là Cha về phần hồn (HeDt 12:9).
1. Chúa Giê-xu khẳng định điều này trong GiGa 4:24 rằng Đức Chúa Trời là Thần.
2. Nếu Đức Chúa Trời là Thần và con người được dựng nên giống như hình ảnh Đức Chúa Trời. SaSt 1:27, 2:7. Vậy thì, con người phải là một linh.
3. Kinh Thánh chép rằng: “Xác chẳng có hồn thì chết ” (Gia Gc 2:26).
C. Thần linh trong con người đã chết trong vườn Ê-đen (SaSt 2:15-17).
1. Đức Chúa Trời đang nói về cái chết thuộc linh đối với A-đam và Ê-va.
2. Điều này có nghĩa là bị tách biệt khỏi Đức Chúa Trời (mất đi sự tương giao với Đức Chúa Trời) (3:8, 9).
3. A-đam và Ê-va là nguồn gốc của loài người.
4. Sau đó con người trở nên bản tính xác thịt (thiên nhiên) làm con của sự thạnh nộ (Eph Ep 2:1-3).

II. Chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã thay đổi bản tính xác thịt của loài người (Exe Ed 36:26-27).
Chương trình đó được hoàn thành qua Chúa Giê-xu Christ .
A. Thần linh mới trong con người (GiGa 3:1, 8).
1. Con người phải được sanh lại để nhận được thần linh mới này.
2. Điều này nói lên sự sanh thuộc linh qua Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
3. Sự thay đổi này diễn ra ở bên trong.
4. Khi một người tiếp nhận Đấng Christ, người ấy nhận được thần linh mới.
B. Tương giao với Đức Chúa Trời qua tâm linh của chúng ta và Ngài tương giao với chúng ta qua Thánh Linh của Ngài .
Nếu Đức Chúa Trời đang hướng dẫn và dìu dắt chúng ta bằng Thánh Linh thì Ngài sẽ làm điều đó qua thần linh của chúng ta.
C. Đức Chúa Trời chiếu sáng chúng ta qua thần linh của chúng ta (ChCn 20:27).
1. Đức Thánh Linh xác nhận có thần linh của chúng ta (RoRm 8:16; ICo1Cr 2:14).
2. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh bày tỏ những điều mà Ngài đã sắm sẵn cho chúng ta, và Đức Thánh Linh xác nhận có thần linh của chúng ta (2:9-12).

III. Cách Đức Chúa Trời đối đãi với thần linh của chúng ta (GiGa 13:2, 21).
A. Tâm thần bị bối rối (13:21).
1. Khi bạn thuyết phục những người có một tâm thần hoặc động cơ sai thì tâm thần của bạn sẽ bị bối rối.
2. Họ có thể nói điều đúng hoặc làm điều đúng, nhưng khi bạn thuyết phục họ điều gì đó trong tâm thần của bạn làm cho bạn buồn bực.
3. Khi bạn nhận ra được một sự bối rối (lo âu) nội tâm, bạn hãy tỉnh thức, Đức Chúa Trời sẽ giao thông với bạn.
B. Chịu đau buồn trong tâm linh (Cong Cv 16:16-18).
Một số người hoặc một nơi nào đó có thể gây cho bạn chịu đau buồn trong tâm linh. Khi nào điều đó xảy ra cho bạn, bạn hãy tỉnh thức, biết cẩn thận chú ý đến điều đó để tránh cho bạn khỏi sự bối rối.
C. Không được yên ổn trong tâm linh (IICo 2Cr 2:12, 13).
1. Sẽ không có sự yên ổn trong tâm linh khi có một điều gì đó không phải.
2. Nếu bạn đang đi về một hướng mà dường như bạn cảm thấy không được yên ổn thì bạn hãy dừng lại và bám lấy Đức Chúa Trời.
D. Bị làm tức giận trong tâm linh (Cong Cv 17:16, 17).
1. Khi điều đó xảy đến với bạn, bạn cần nói ra và chia xẻ.
2. Gặp rắc rối, Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn bạn.
3. Từ “làm cho tức giận” có nghĩa là chọc, thúc một cách nhẹ nhàng.
4. Nếu bạn biết lắng nghe Đức Chúa Trời cách này, chức vụ của bạn sẽ được xác định rõ nét.
E. Bị ràng buộc trong tâm linh (Cong Cv 18:5).
1. Một sự ràng buộc nội tâm để nói.
2. Để trở nên nhạy bén hơn đối với cách mà Đức Chúa Trời đối phó với tâm thần của bạn là dành hết thì giờ vào Lời Đức Chúa Trời.
3. Lời Ngài là Thánh Linh và sự sống.
4. Cũng dành hết thì giờ vào sự cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện bằng tiếng lạ.
5. Khi bạn cầu nguyện bằng tiếng lạ, tâm linh bạn sẽ cầu nguyện.
6. Hãy cầu nguyện và chuyên tâm vào Lời Chúa.
7. Hãy lắng nghe tâm linh của bạn.

Thảo luận nhóm
1. Trong nhóm nhỏ của bạn, hãy chia xẻ ít nhất là một khái niệm mới mà bạn đã học trong bài học này về cách được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh.
2. Thuật lại kinh nghiệm riêng của bạn về bất cứ cách nào trong 5 cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với tâm linh của chúng ta.
3. Khi chúng ta nhận được sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời qua tâm linh của chúng ta, thì sự hướng dẫn quan trọng của chúng ta là gì?

Tự nghiên cứu
Nghiên cứu về đời sống của Đấng Christ trong các sách Phúc Âm và tìm những đoạn văn hoặc những sự kiện song song trong đời sống của Chúa chúng ta với 5 cách mà Đức Chúa Trời đối đãi với tâm linh chúng ta.
1. Tâm thần bị bối rối.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
2. Chịu đau buồn trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
3. Không được yên ổn trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
4. Bị làm tức giận trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:
5. Bị ràng buộc trong tâm linh.
Thí dụ trong đời sống Đấng Christ:

BÀI 3: nhận sự soi dẫn trong nghịch cảnh


Lời giới thiệu
Có lúc chúng ta chịu áp lực lớn, khi đó chúng ta khó nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời. Nhưng đó là thời gian mà chúng ta cần nhận biết Chúa hơn hết.

DÀN Ý BÀI HỌC
IVua 1V 19:1-19

I. Sứ điệp
A. Dân tộc Y-sơ-ra-ên đã rơi vào tình trạng sa ngã.
B. Họ đã rơi vào sự thờ lạy hình tượng.
C. Ê-li đã cầu nguyện và trời đóng chặt lại không có mưa.
D. Ông triệu tập cả dân Y-sơ-ra-ên đến nhóm cùng ông trên đỉnh núi Cạt-mên.
E. Ở đó Ê-li gọi lửa từ trời giáng xuống và dân sự ăn năn trở lại cùng Đức Chúa Trời.
F. Ông cầu nguyện lần nữa và mưa bắt đầu rơi.
G. Ê-li có nhiều từng trải (kinh nghiệm) siêu nhiên tuyệt vời, những kinh nghiệm mà giành được chiến thắng cho Chúa.
H. Kế đó đến những thử thách lớn nhất của đời ông.
I. Nhiều lần những thử thách lớn nhất của chúng ta theo sau chiến thắng lớn nhất của chúng ta.
J. Một vài sự cám dỗ lớn nhất mà bạn chưa hề trải qua sẽ đến với bạn sau từng trải (kinh nghiệm) lớn nhất và ngọt ngào nhất với Đức Chúa Trời.
K. Vào thời điểm khủng hoảng và khó khăn của Ê-li, ông cần một sự hướng dẫn mới từ Đức Chúa Trời.

II. Nguyên tắc từ sứ điệp
Có một số nguyên tắc từ sứ điệp này dạy chúng ta cách tiếp nhận sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời trong những lúc khó khăn.
A. Đừng trốn tránh
1. Khi sự khủng hoảng áp đến, Ê-li biết rằng ông phải nhận biết Đức Chúa Trời.
2. Ông quyết định đi đến núi Hô-rếp.
3. Ngày nay núi này được gọi là núi Si-na-i.
4. Đây là nơi đến của Ê-li.
5. Nhưng trước khi đến đó, ông muốn tránh đi (19:4).
6. Bạn sẽ vươn lên nếu bạn còn hi vọng.
B. Hãy loại bỏ những điều không cần thiết (19:3).
1. Ông để tôi tớ của ông ở lại Bê-e-sê-ba.
2. Người đầy tớ này không có sự lựa chọn của Đức Chúa Trời để kế vị Ê-li ngoại trừ Ê-li-sê (19:16).
3. Ê-li không hề quay lại để dẫn người đầy tớ này.
4. Đôi khi chúng ta thêm nhiều việc cho đời sống của chúng ta, là những việc mà Đức Chúa Trời không hề sắp đặt cho chúng ta.
5. Bạn có đang ở trong phạm vi mà Đức Chúa Trời đặt định cho bạn không?
6. Hay là bạn đã thêm nhiều việc cho đời sống và chức vụ của bạn, là những điều mà Đức Chúa Trời không hề chỉ định (IICo 2Cr 10:13, 14).
7. Điều cuối cùng mà Đức Chúa Trời bảo bạn làm là gì?
8. Bạn đã hoàn thành điều đó chưa hay còn để lại?
9. Nếu bạn cần sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong những lúc khó khăn, bạn cần phải suy nghĩ, xem xét để bạn được kinh nghiệm.
10. Hãy hiểu rằng một sự hướng dẫn mới từ Đức Chúa Trời sẽ tẩy sạch những cái xưa cũ.
11. Cho đến khi bạn hoàn tất bước một, bạn sẽ thấy được bước hai trong ý muốn Đức Chúa Trời.
C. Bạn cần phải nghỉ ngơi (IVua 1V 19:5, 6).
1. Về tinh thần, bạn cần nghỉ ngơi trong Chúa.
2. Sự lo lắng sẽ làm cho đời sống bạn mất đi sự khôn ngoan của Chúa.
3. Tất nhiên, nghỉ ngơi thật quan trọng.
D. Dành thời gian cho Lời Chúa và cầu nguyện (19:6).
1. Bánh là Lời Đức Chúa Trời trong khi Nước là Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
2. Nếu bạn muốn Đức Chúa Trời chỉ dẫn, bạn cần phải ăn và uống.
3. Hãy chuyên tâm vào Lời Chúa, cầu nguyện và giao thông với Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
4. Nếu bạn làm điều đó, Đức Chúa Trời sẽ trò chuyện với bạn qua Lời Ngài (ChCn 6:22).
5. Nếu bạn phó thác chính mình vào Lời Chúa và cầu nguyện, bạn sẽ đi đến chỗ nhận biết Chúa tỏ tường.
E. Hãy tự nhắc nhở bạn nhớ lại cách Đức Chúa Trời chỉ dẫn bạn (IVua 1V 19:11, 12).
1. Núi Hô-rếp hay núi Si-na-i là nơi mà Đức Chúa Trời trò chuyện với dân Y-sơ-ra-ên (XuXh 19:1-25).
2. Đức Chúa Trời phán, Ngài sẽ không hướng dẫn bạn qua dấu hiệu ý thức của bạn thuộc về xác thịt nhưng qua tiếng gọi nhỏ nhẹ của Đức Thánh Linh (HeDt 12:18, 26).
3. Tiếng gọi nhỏ nhẹ vẫn đang nói với bạn khi bạn yên lặng là gì?
4. Sự kiện quan trọng nhất là điều có thể xảy ra cho một người được cứu.
5. Điều này được khẳng định bởi Đức Thánh Linh xác nhận có thần linh của chúng ta (RoRm 8:16).
6. Tại sao chúng ta càng phải mong đợi khi những nan đề xảy ra ít hơn trong cuộc sống?
7. Trưởng thành thuộc linh để bạn có thể biết rõ khi Đức Chúa Trời trò chuyện với bạn.
8. Tất cả những quyết định mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống không quan trọng bằng sự cứu rỗi.
9. Đừng mong đợi những điều kỳ diệu xảy đến cho bạn trước khi bạn nhận biết Chúa.
10. Đức Chúa Trời trò chuyện bằng một tiếng gọi êm dịu nhỏ nhẹ.
F. Hãy biết rằng bạn không có cô đơn (IVua 1V 19:18).
1. Ngày nay bạn không phải là người duy nhất từng trải thử thách.
2. Nhiều con dân Chúa đang vượt qua cùng một thử thách mà bạn đang vượt qua.
3. Họ nhận biết Chúa và đã thực hiện điều đó qua những thử thách.
G. Làm theo sự hướng dẫn mà bạn đã nhận được (19:19).
1. Nếu bạn biết mình đã nhận được sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời hãy làm theo sự hướng dẫn đó.
2. Hãy xen vào giữa sự tràn ngập của Đức Chúa Trời và bước đi với điều đó.
3. Những ngày tốt đẹp nhất của bạn đang ở phía trước bạn.

Thảo luận nhóm
1. Thời gian tốt nhất trong đời sống hoặc trong chức vụ của chúng ta là thời gian nào khi chúng ta cần sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời hơn hết?
2. Những ngăn trở hoặc những sự bối rối đôi khi có thể ngăn chặn chúng ta không thể tiến tới được, là chỗ mà chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời.
3. Cho vài đề nghị về cách loại bỏ những điều không cần thiết trong đời sống và chức vụ của chúng ta.
4. Đề nghị vài cách để được nghỉ ngơi phần thể xác lẫn tâm linh đối với của bạn.

Tự nghiên cứu
1. Suy nghĩ và xem xét lại những trách nhiệm trong đời sống bạn và chức vụ của bạn.
Liệt kê những trách nhiệm đó bên dưới đây:
2. Điều nào trong những điều mà bạn thuyết phục Đức Chúa Trời kêu gọi và trang bị cho bạn thực
hiện nhiệm vụ này?
3. Điều nào trong những điều mà bạn không thuyết phục Đức Chúa Trời, bạn được Chúa kêu gọi để làm nhiệm vụ nhưng bạn đã thêm công việc vào chức vụ của bạn ngoài sự cần thiết?
4. Bạn có thể làm gì về những trách nhiệm được thêm vào này?
5. Khi nào bạn cần thời gian cuối cùng ngoài thời khoá biểu bận rộn của bạn để có một nơi nghỉ ngơi riêng tư?

BÀI 4: CÁC QUYỀN ƯU TIÊN CỦA ĐỜI SỐNG


Lời giới thiệu
Khi bạn đặt các quyền ưu tiên phải lẽ, điều này giúp bạn đi đến những quyết định tốt. Nếu các quyền ưu tiên của bạn ở ngoài khuôn khổ, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối trong đời sống và chức vụ của bạn.
Một vài quyết định rất dễ thực hiện khi xem xét các quyền ưu tiên của chúng ta. Có 4 quyền ưu tiên chính mà chúng ta cần đề cập đến trong bài học này. Đó là chức vụ, gia đình, mối tương quan với Đức Chúa Trời và sự tiêu khiển. Hãy suy nghĩ một chút; bạn sẽ đặt chúng theo thứ tự nào? Quyền ưu tiên được xác định bởi điều mà chúng ta thấy dù rằng giá trị và quý báu. Nhưng khi bạn đi theo ý riêng của mình thì những điều bạn đeo đuổi suốt thời gian đó sẽ cho bạn biết đâu là các quyền ưu tiên của bạn.
Để tôi chia xẻ với bạn cách đặt các quyền ưu tiên :

DÀN Ý BÀI HỌC
Ưu tiên 1: Mối tương quan cá nhân với Đức Chúa Trời.
Ưu tiên 2: Gia đình.
Ưu tiên 3: Chức vụ.
Ưu tiên 4: Nghỉ ngơi và giải trí.
1. Bất cứ lúc nào mà trong các quyền ưu tiên này thay đổi, nó sẽ chuyển về vị trí số 1.
2. Thế gian này bị đắm chìm trong tăm tối bởi vì A-đam và Ê-va đặt quyền ưu tiên của họ ngoài ranh giới.
3. Ê-va đặt vật chất trên tinh thần (tâm linh).
4. A-đam đặt vợ trên Đức Chúa Trời.
5. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời có thứ tự.
6. Đức Chúa Trời có thứ tự riêng biệt để làm mọi việc.
7. Bạn có thể tránh rất nhiều vấn đề trong đời sống và chức vụ bạn nếu bạn đặt ưu tiên đời sống bạn theo khuôn mẫu và nguyên tắc trong Kinh Thánh.

I. Mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời (PhuDnl 30:19, 20).
A. Định nghĩa .
1. Rao giảng không phải là mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
2. Rao giảng là sự tràn ngập về mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
3. Cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa không phải là mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
4. Mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời là tình bằng hữu và mối thông công với Đức Chúa Trời.
5. Thời gian mà bạn đối diện với Ngài qua sự cầu nguyện và thờ phượng.
6. Thời gian mà bạn sử dụng vào việc học Lời Ngài để nhận biết Ngài.
7. Đó là quyền ưu tiên thứ nhất trong đời sống.
B. Giao thông với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện và học Lời Chúa .
1. Tất cả chức vụ mang lại kết quả là sự đầy dẫy hoặc sự phát triển về mối thông công cá nhân với Đức Chúa Trời.
2. Chúa Giê-xu là gốc nho và chúng ta là nhánh (GiGa 15:4, 5).
3. Cách duy nhất mà chúng ta có thể kết nhiều quả là phải duy trì một sự thông công sống động với Ngài.
4. Hãy để ý cách Chúa Giê-xu lập các sứ đồ đầu tiên, họ phải ở với Ngài và sau đó đi giảng đạo (Mac Mc 3:13-15).
5. Nhận biết Ngài đến trước khi biết quyền năng Ngài (Phi Pl 3:10).
6. Có thể đang làm việc cho Đức Chúa Trời mà không có thời gian để dành cho Đức Chúa Trời .
7. Ma-thê quá bận rộn chiếm hết thời gian trong việc phục vụ Chúa và môn đồ Ngài. Nhưng bà thiếu thời gian để ngồi dưới chân Chúa (LuLc 10:38-42).
8. Các Mục sư, những người lãnh đạo cần thời gian để ngồi dưới chân Chúa. Chúng ta phải chọn lựa ở với Đức Chúa Trời.

II. Ưu tiên 2 là gia đình.
A. Ưu tiên với vợ hoặc chồng .
1. Vợ chồng có sau Đức Chúa Trời và trước con cái.
2. Vợ của A-đam hoàn toàn thuộc về ông và không có chức vụ (SaSt 2:18).
3. Chức vụ ở con người, vì thế nó phải bắt đầu với vợ hoặc chồng (ITi1Tm 3:1-5).
4. Nếu bạn không thể quan tâm chăm sóc cô dâu của bạn thì làm sao bạn có thể quan tâm chăm sóc cô dâu của Chúa?
5. Nếu bạn không thể quan tâm chăm sóc gia đình thì làm sao bạn có thể quan tâm chăm sóc gia đình của Đức Chúa Trời?
6. Ngoài Chúa ra, chức vụ đối với vợ hoặc chồng là trước mọi người khác.
B. Ưu tiên đối với con cái
1. Con cái là phạm vi đầu tiên của bạn.
2. Sau khi chúng được cứu rỗi, chúng trở nên Hội Thánh đầu tiên.
3. Trước khi mục sư có thể có đủ tư cách để lãnh đạo người khác, gia đình của mục sư phải có thứ tự trước tiên.
4. Câu chuyện của Ê-li, thầy tế lễ (ISa1Sm 2:22-36).
5. Bạn có thể trở thành một người giảng dạy giỏi, nhưng nếu bạn không cần có thời gian sống với gia đình bạn thì chức vụ bạn có thể kết thúc trong thảm họa.

III. Ưu tiên 3: Chức vụ (CoCl 4:17; IITi 2Tm 4:5)
Giao cho chính bạn hoàn thành chức vụ một cách đầy đủ.
Chức vụ là hợp tác làm việc cùng với Đức Chúa Trời để thay đổi đời sống và số phận con người.
Chức vụ có thể bị phá vỡ, gãy đổ trong nhiều lãnh vực :
A. Một thời gian cầu nguyện và học Lời Chúa .
Nhằm để có sứ điệp mới từ nơi Chúa để chăn bầy của Đức Chúa Trời, chúng ta phải dành thời gian vào sự cầu nguyện và học Lời Chúa.
B. Cần thời gian với tập thể hoặc những người lãnh đạo Hội Thánh .
Gương mẫu của Chúa Giê-xu :
1. Ba môn đồ gần gũi nhất với Ngài: Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng.
2. Sau đó là12 người khác.
3. Kế là nhóm 70 môn đồ.
4. Sau đó là một tập thể và số người rất đông.
5. Bạn phải cần thời gian với những người lãnh đạo trong Hội Thánh.
6. Bạn phục vụ cho Giáo Hội.
7. Sử dụng họ và gần gũi với họ. Tạo mối quan hệ với họ.
C. Chức vụ là công việc (IPhi 1Pr 5:1-5).
1. Các mục sư không phải là những người độc tài.
2. Họ phải lãnh đạo bằng gương mẫu.

IV. Ưu tiên 4: Nghỉ ngơi và giải trí (Mac Mc 6:31).
A. Cần thời gian nghỉ ngơi .
1. Chức vụ quá bận rộn bạn có thể dành hết ngày này qua ngày kia nhưng chưa đến với mỗi người.
2. Đó là những thời gian mà Chúa Giê-xu sẽ nói với bạn hãy đến bên cạnh và nghỉ ngơi một chốc lát.
3. Nếu bạn không cần thời gian nghỉ ngơi thì cơ thể bạn sẽ suy nhược, kiệt sức.
B. Cần thời gian để luyện tập (ITi1Tm 4:8).
1. Hãy làm điều gì đó để giải trí.
2. Tìm điều gì đó mà bạn thích và ích lợi cho cơ thể bạn.
3. Điều này giúp cho tâm trí bạn sáng suốt hơn.
4. Đó phải là một sự cân bằng về sự nghỉ ngơi và luyện tập cùng với chức vụ.
5. Cần thời gian để nghỉ ngơi và luyện tập. Thực hiện những quyết định dựa trên những ưu tiên của đời sống.

Thảo luận nhóm
1. Đánh giá một trong bốn ưu tiên và chia xẻ với các thành viên trong nhóm của bạn cách mà mỗi ưu tiên phù hợp trong thời khoá biểu của bạn.
2. Cầu nguyện cho nhau, đặc biệt cho những người trong nhóm bạn là những người mà các ưu tiên của họ bị đặt sai chỗ.

Tự nghiên cứu
1. Chuẩn bị một thời gian biểu về sự bắt đầu với sinh hoạt hàng ngày của bạn khi bạn thức dậy vào buổi sáng cho đến lúc bạn đi ngủ.
2. Ghi lại số lượng thời gian bạn có mỗi tuần mà bạn dành cho:
Đức Chúa Trời:
Gia đình:
Chức vụ:
Nghỉ ngơi và giải trí;
3. Ưu tiên của bạn có thứ tự hay không thứ tự?
4. Cầu nguyện và làm theo câu trả lời của bạn.

BÀI 5: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NGUY HIỂM TRONG VIỆC TÌM KIẾM
SỰ HƯỚNG DẪN TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI


LỜI GIỚI THIỆU
Trong bài học này tôi sẽ đưa ra vài sự khôn ngoan thiết thực là điều sẽ giúp bạn thực hiện những quyết định khôn ngoan và không bị đánh lừa. Hãy cẩn thận chớ thực hiện những quyết định của bạn dựa trên hình thức bên ngoài hoặc những quan niệm thông thường.

DÀN Ý BÀI HỌC
Cong Cv 27:9-15

I. Sự nhận thức bên ngoài của Phao-lô.
Đây là điều gì đó mà Phao-lô nhận thức được trong tâm linh ông.
A. Mọi mâu thuẫn ở bên ngoài với điều Phao-lô nhận thức trong tâm linh ông .
Ba điều mâu thuẫn với Phao-lô:
1. Nhà chuyên môn mâu thuẫn với ông (27:11).
2. Nhiều người mâu thuẫn với ông (27:12).
3. Hoàn cảnh mâu thuẫn với ông (27:13).
B. Tất cả họ điều sai , nhưng Phao-lô thì đúng .
C. Học lắng nghe nhân chứng bên trong tâm linh .
Rất nhiều lần trong đời sống, chúng ta không lắng nghe trong khi Đức Chúa Trời đang nói với chúng ta qua tâm linh chúng ta.

II. Tìm kiếm những dấu hiệu bên ngoài để xác định ý muốn Đức Chúa Trời.
Các Quan Xét 6: Câu chuyện của Ghê-đê-ôn.
Là những Cơ Đốc Nhân trong thời kỳ Tân Ước, chúng ta có nên tìm kiếm những dấu hiệu như Ghê-đê-ôn đã tìm không?
Chúng ta cần phải hiểu biết những sự thật nhất định :
A. Ghê-đê-ôn không phải là một Cơ Đốc Nhân .
1. Ông không đang sống với giao ước mới.
2. Ông đang sống trong một thế hệ (bội nghịch) sa ngã.
3. Cha ông là một người thờ thần Ba-anh.
4. Ông không nhận biết Chúa.
B. Nhưng các Cơ Đốc Nhân có ánh sáng của Đức Chúa Trời trong họ là cái mà Ghê-đê-ôn không có .
1. Chúng ta đang ở dưới giao ước mới.
2. Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta.
3. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta.
4. Chúng ta có quyền đến với Lời Đức Chúa Trời.
5. Nếu bạn bắt đầu tìm kiếm những dấu hiệu hoặc đưa ra một lý lẽ, chính chúng ta có thể gặp rắc rối.
6. Thời gian duy nhất mà chúng ta tìm kiếm bất cứ điều gì giống như điều trong Kinh Thánh Tân Ước, là chương một trong sách Công-vụ.
7. Nhưng trong Công-vụ chương 2, Đức Thánh Linh giáng lâm.
8. Ngài đến để sống trong chúng ta.
9. Trong Kinh Thánh Tân Ước chúng ta không hề tìm thấy bất cứ chỗ nào đề cập đến điều đó lần nữa.
10. Nếu chúng ta đang tìm kiếm các dấu hiệu để nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời, cuối cùng chúng ta sẽ bị đánh lừa.
11. Chúng ta phải được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh của Chúa ngự trong chúng ta thay vì những dấu hiệu bên ngoài.
C. Sự đánh lừa của những dấu hiệu bên ngoài (Gios Gs 9:3-16).
1. Chúng ta cần nhạy bén.
2. Nếu cái gì đó dường như không đúng, cần thời gian chờ đợi nơi Chúa.
3. Đức Chúa Trời muốn hướng dẫn chúng ta.
4. Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta qua tâm linh chúng ta.

III. Tìm biết ý muốn của Đức Chúa Trời qua tiên tri cá nhân chúng ta.
A. Một vài điều quan trọng liên quan đến tiên tri :
1. Tiên tri thật sự từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, không hề mâu thuẫn với Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
2. Ân tứ tiên tri trong Kinh Thánh Tân Ước không dành cho người hướng dẫn.
a. Kinh Thánh Tân Ước không dạy chúng ta được hướng dẫn bởi tiên tri.
b. ICo1Cr 12:7-11 ban cho chúng ta chín ân tứ của Thánh Linh được chia ra thành ba nhóm cho mục đích nghiên cứu.
i. Các ân tứ về quyền năng.
ii. Các ân tứ về sự khải thị.
iii. Các ân tứ về lời nói.
3. Mục đích của tiên tri trong Kinh Thánh Tân Ước (14:1-5).
a. Sự gây dựng: Để gây dựng Hội Thánh.
b. Lời nói: Để kêu gọi đến gần Đức Chúa Trời.
c. An ủi: Để cảm thông.
4. Chúng ta không được hướng dẫn bởi tiên tri.
a. Đức Thánh Linh có thể xác nhận điều đó rằng Đức Chúa Trời đã phán với tâm linh chúng ta qua những người khác rồi.
b. Điều chính yếu: Chúng ta phải phát triển mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời.
c. Tiên tri thì phải gây dựng, phải khuyên bảo và an ủi Hội Thánh.
B. Đón nhận sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh (ITe1Tx 5:19-21).
1. Chúng ta không nên khinh dễ tiên tri.
2. Đôi khi Đức Thánh Linh có thể bày tỏ những sự kiện tương lai.
3. Nhưng chúng ta phải xem xét tất cả mọi việc.
4. Tiên tri có thể bị đoán xét.
5. Bởi vì con người có thể phạm lỗi lầm.
6. Chúng ta có thể dò xét tiên tri chống lại Lời Đức Chúa Trời.
7. Chúng ta có thể đoán xét tiên tri bởi chứng cớ bên trong của tâm linh trong lòng chúng ta.
8. Nếu điều đó từ Đức Chúa Trời, hãy làm theo điều đó.
9. Nhưng đừng rơi vào bẫy để một người nào đó hướng dẫn đời sống bạn qua tiên tri riêng (cá nhân).
C. Vài phương cách về sự hướng dẫn bởi Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Tân Ước .
1. Qua giấc mơ.
2. Qua sự hiện thấy.
3. Qua việc nghe tiếng của Đức Thánh Linh.
D. Điều này hơn cảm giác bên trong .
1. Đức Chúa Trời có thể hướng dẫn chúng ta bằng bất cứ cách nào, trong những cách này vào bất cứ lúc nào Ngài chọn.
2. Đừng bắt đầu tìm kiếm để được hướng dẫn bằng những cách đó.
3. Nếu bạn tìm kiếm, cuối cùng bạn có thể bị đánh lừa.
4. Bạn luôn có Lời của Đức Chúa Trời để làm hành trang cho bạn.
5. Bạn luôn có sự hiện diện vĩnh hằng của Thánh Linh Ngài.
6. Đức Chúa Trời sẽ luôn hướng dẫn bạn qua sự bình an trong tâm hồn bạn.
7. Hãy xem những điều này. Nếu Đức Chúa Trời chọn lựa để hướng dẫn bạn qua điều kỳ diệu nào đó, thì đó là ý muốn của Ngài.
8. Nếu bạn có một giấc mơ, một sự hiện thấy hay một khải tượng, hoặc nếu bạn nghe một giọng nói, điều đó không hề mâu thuẫn với Lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
9. Hãy phát triển mối quan hệ gần gũi và mật thiết với Đức Chúa Trời.
10. Hãy học để nhận biết Đức Thánh Linh.
11. Hãy học để lắng nghe và cảm nhận cảm giác trong Ngài.
12. Hãy nhận biết Lời của Đức Chúa Trời.

Thảo luận nhóm
Thành lập các nhóm nhỏ và thảo luận :
1. Chúng ta có thể tin cậy vào những cảm giác bên trong của người hướng dẫn vào việc thực hiện ý muốn Đức Chúa Trời với phạm vi nào?
2. Ngày nay các Cơ Đốc Nhân có thể sử dụng những thí dụ của Ghê-đê-ôn và các thánh đồ khác trong Cựu Ước, về việc tìm kiếm dấu hiệu bên ngoài để xác định ý muốn của Đức Chúa Trời với phạm vi nào?
3. Chúng ta tin cậy các tiên tri riêng của người hướng dẫn với phạm vi nào?
4. Những hướng dẫn nào trong Kinh Thánh Tân Ước mà chúng ta phải theo trong việc xác nhận một tiên tri đến từ Đức Chúa Trời?
5. Chúng ta có thể dựa vào những giấc mơ, sự hiện thấy hoặc một giọng nói từ Chúa của người hướng dẫn với phạm vi nào?

Tự nghiên cứu
1. Nghiên cứu Cong Cv 27:9-15 và Gios Gs 9:3-16
Các bài học nào bạn có thể học từ hai đoạn Kinh Thánh này về việc dựa vào những dấu hiệu bên ngoài của người hướng dẫn?
2. Nghiên cứu ICo1Cr 14:1-5 và liệt kê ra mục đích của tiên tri trong Hội Thánh.
3. Viết các đoạn ví dụ của những người trong Kinh thánh Tân Ước, là những người được hướng dẫn bởi Đức Chúa Trời qua các sách sau đây:
a. Những giấc mơ:
b. Những sự hiện thấy:
c. Nghe tiếng của Đức Thánh Linh:
4. Bạn có thể dựa vào những cách đó trong sự nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn với phạm vi nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét