Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

C5. Tính trung thực của người lãnh đạo

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

C5. TÍNH CHÍNH TRỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Tác giả: Dr. Jack Hayford

PHẦN 1: TẤM LÒNG CHÍNH TRỰC


LỜI GIỚI THIỆU
1. Một người lãnh đạo tốt cần có nhiều phẩm chất khác nhau. Vài người trong chúng ta có một số đức tính và khả năng đặc biệt như là:
a. Khả năng sáng tạo.
b. Sự hiểu biết rộng rãi.
c. Khả năng điều hành.
d. Khải tượng tiên tri.
e. Tính cách thu hút.
f. Hăng say thuộc linh.
g. Ân tứ siêu nhiên.
Không một ai trong chúng ta có hết tất cả các ân tứ đó. Nhưng người ta vẫn thường nhìn vào những người lãnh đạo có nhiều khả năng nổi bật, và lúc nào cũng vậy, họ tìm kiếm những gì họ có thể thấy được. Tôi muốn nói về những điều không thể thấy được. Và không có bằng cấp kỹ năng hay sự năng nổ nào có thể thay thế được những điều đó.
2. Những người lãnh đạo vẫn thường hỏi tôi: “Bí quyết nào để chức vụ lãnh đạo được thành công?”
Ví dụ: Có giả thiết cho rằng những “giờ” học Kinh Thánh và cầu nguyện có thể là một bí quyết. Dĩ nhiên điều đó là quan trọng nhưng không có gì có thể thay thế được tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng “một tấm lòng chính trực”. Điều này đòi hỏi phải có trọn tấm lòng mà từ đó những lời cầu nguyện tuôn ra và Lời Đức Chúa Trời được rao giảng.
Điều quan trọng nhất cho bất kỳ người lãnh đạo nào chính là ở tính chính trực của tấm lòng.
3. Bài học giới thiệu cho chúng ta một ý niệm xảy ra nhiều lần trong Cựu Ước.

DÀN Ý BÀI HỌC
Kinh Thánh: SaSt 20:1-6.

I. NGUYÊN TẮC CĂN BẢN:
Một số học giả gọi nguyên tắc này là: “Luật của lần sử dụng đầu tiên”. Lần đầu tiên một ý niệm xuất hiện trong Kinh Thánh tiết lộ cách thức ý niệm đó áp dụng xuyên suốt cả Kinh Thánh. Ở đây chúng ta thấy tấm lòng chính trực được nhắc đến lần đầu tiên trong Kinh Thánh.
1. Hãy xem xét câu chuyện đang khi nó giới thiệu những ý tưởng này:
a. Chân thật trong lời nói.
b. Thành thật trong tâm trí.
c. Chân thật với chính mình.
d. Một tấm lòng không muốn làm phá hỏng niềm tin cậy.
2. Tất cả những điều này là nền tảng khiến cho một người lãnh đạo có thể được tin cậy. Tấm lòng chính trực là một cách nói bao hàm tất cả ý tưởng trên.
3. Điều lý thú được chú ý trong câu chuyện này là chúng ta được dạy dỗ về tính “chính trực” trong một bối cảnh mà một người của đức tin đã vi phạm tính chân thật.
4. Nhưng một vị vua của dân ngoại đã đáp ứng theo sự chính trực. Bài học ở đây là rất rõ ràng.
5. Có thể tôi không phải là một người có khải tượng lớn hay có sự hiểu biết sâu sắc nhưng tôi vẫn có thể là một người của tính chính trực nếu tôi đáp ứng những gì Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho tôi.
6. Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta bằng nhiều cách khác nhau:
a. Trong Lời Ngài.
b. Bởi hoàn cảnh.
c. Bởi Đức Thánh Linh làm việc riêng tư trong chúng ta.
d. Ngài cáo trách chúng ta.
e. Ngài sửa trị chúng ta.
B. Sự đối chất của Đức Chúa Trời đối diện với Abimêléc và sự đáp ứng của ông (20:3-5)
Lưu ý: Lần đầu tiên trong Kinh Thánh, tính chính trực được đề cập là thuộc về tấm lòng. Đức Chúa Trời đến và phán dạy một người căn cứ trên những gì người đó không hiểu.
Tính chính trực của tấm lòng có liên quan đến 2 điều sau:
1. Luôn luôn có những điều tôi không biết hoặc không hiểu. Đức Chúa Trời sẽ giúp tôi đối diện với những gì mà tôi không biết hoặc không hiểu.
2. Có những điều tôi thật sự hiểu rõ. Nếu tôi vi phạm những điều đó, Đức Chúa Trời sẽ đến và sửa phạt tôi về những điều đó.
Đây là một lẽ thật đáng sợ!
C. Câu trả lời của Đức Chúa Trời và nguyên tắc sự bày tỏ này (20:6).
1. Đức Chúa Trời kiên nhẫn thấu hiểu những lỗi lầm vô ý của chúng ta do sự ngu dốt hay là thiếu khôn ngoan.
2. Đức Chúa Trời phán: “Lý do mà Ta đến để ngăn cản con là vì Ta biết con đang hành động mà không có sự hiểu biết hoặc không có sự thỏa hiệp với những gì con biết.”
D. Vấn đề: Sự đảo ngược/ Sự đối lập của vấn đề nằm trong ý niệm này :
1. Đức Chúa Trời xem chúng ta phải chịu trách nhiệm bước đi trong ánh sáng của sự hiểu biết, của sự mặc khải mà chúng ta có.
2. Ví dụ minh họa: Ví dụ về người lãnh đạo theo đuổi con đường sai lầm. Một người khác thì theo đuổi sự thiếu trách nhiệm về tài chánh, một người khác thì theo đuổi những mối quan hệ trái đạo đức, và MỖI NGƯỜI đều biểu lộ một sự hiểu biết chút ít về lòng khoan dung thiên thượng hoặc “sự ngoại lệ” cho hoàn cảnh của mình. TẠI SAO?
3. Vì khi tính chính trực đã bị vi phạm từ ban đầu, Đức Chúa Trời sẽ không can thiệp cho đến khi sự phán xét dần dần gia tăng Đức Chúa Trời CHỈ CẢNH CÁO / HƯỚNG DẪN / SỬA PHẠT khi sự can thiệp của Ngài được cho phép những người thật sự đi trong đường lối Ngài.
4. Điều mấu chốt là: Lập tức đáp ứng ngay bất cứ lúc nào Đức Chúa Trời xử lý tôi và tôi đã không còn nhận ra mình đang làm gì.
Câu chuyện làm cho chúng ta thấy rõ ràng không có một đức tính hay giá trị nào trong cuộc sống của người lãnh đạo, cần phải được tìm kiếm và bảo vệ bằng tính chính trực của tấm lòng.

II. MỘT TỪ NGỮ MANG TÍNH BÙNG NỔ:
Thi Tv 25:20, 21.
Nghiên cứu từ “chính trực” những ý tưởng có thể giúp chúng ta nhận ra PHƯƠNG CÁCH để giữ gìn “tính chính trực”.
A. Cựu ước: “thom” có nghĩa là “ nguyên vẹn/ trọn vẹn ”.
Ví dụ minh họa: Trong toán học, khi chúng ta nói đến “số nguyên” thì có nghĩa là nó trái với “số thập phân”.
1. Tính chính trực của tấm lòng mô tả một thái độ của tấm lòng không cho phép có “sự xén bớt” TÍNH CHÂN THẬT TRỌN VẸN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI HOẶC VỚI CHÍNH MÌNH, dù cho nó có được phép làm sai “một chút”.
2. Làm sao việc này được thực hiện:
Hợp lý hóa: Đưa ra một lời bào chữa cho chính mình để thỏa hiệp. Tự xem mình là công bình- biện luận rằng trường hợp của mình là một ngoại lệ mà “Đức Chúa Trời không xem sự thỏa hiệp của tôi là quá nghiêm trọng.”
B. Ví dụ thực tế :
1. Tham dự vào một cuộc chuyện trò, vi phạm tính chân thật trọn vẹn.
2. Sự sửa phạt bên trong của Đức Thánh Linh “chớ làm buồn” (Eph Ep 4:30).
Xem thêm 4:17-32.
Lời nói trong sạch ngay thẳng, thái độ kiên định, từ chối không “thêm mắm muối vào” sự thật, không chiều theo những ham muốn tình dục ở bất cứ hình thức nào, không nhường chỗ cho sự tức giận và sự không tha thứ. ĐỪNG CHO MA QUỶ NHƠN DỊP (câu 27).

III. SỰ VÂNG THEO CÁC NGUYÊN TẮC CÁCH MÃNH LIỆT:
A. Đa-vít, người theo đuổi TẤM LÒNG của Đức Chúa Trời (có nghĩa là tính chính trực). Hãy lắng nghe những lời của Đa-vít:
1. “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy chỉ dạy cho tôi biết đường lối Ngài, thì tôi sẽ đi theo sự chân thật của Ngài; Xin khiến tôi một lòng kính sợ Danh Ngài .” (Thi Tv 86:11)
Lưu ý: Có 2 bước:
a. TÔI SẼ chịu dạy dỗ.
b. TÔI SẼ hứa nguyện bước đi theo sự chỉ dẫn của Ngài.
Kết quả: Vì vậy, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ “giữ cho lòng tôi được trọn vẹn.”
2. “Xin Chúa hãy giữ linh hồn tôi, và giải cứu tôi; chớ để tôi bị hổ thẹn (bối rối), vì tôi nương náu mình nơi Chúa. NGUYỆN SỰ THANH LIÊM (CHÍNH TRỰC) VÀ SỰ CHÍNH TRỰC BẢO HỘ TÔI, vì tôi trông đợi Chúa (có nghĩa là: lắng nghe tiếng Chúa)” (25:20, 21).
B. Ví dụ minh họa: Dưới sự lãnh đạo của Đa-vít, biên giới nước Y-sơ-ra-ên được mở rộng ra khắp nơi đến mức không thể kiểm soát hết các biên giới. Câu hỏi đặt ra: “Làm sao tôi có thể BẢO VỆ vương quốc của tôi?” Ông cầu nguyện như trên. “Chúa ôi, xin Ngài hãy gìn giữ con.”

IV. BI KỊCH THEO SAU SỰ KHÔNG VÂNG THEO CÁC NGUYÊN TẮC:
A. Hãy nhớ lại lời cầu nguyện đầu tiên của Sa-lô-môn : “Vậy, hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Ngày nay xin làm trọn lời Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa, là Đa-vít, cha tôi ” (IVua 1V 8:25).
Đức Chúa Trời đáp lời (9:3-5a): Ta đã nhậm lời cầu nguyện nài xin của ngươi thưa trước mặt Ta; Ta đã biệt riêng ra thánh cái đền nầy mà ngươi đã cất, để cho danh Ta ngự tại đó đời đời; mắt và lòng Ta sẽ thường ở đó mãi mãi. CÒN NGƯƠI, nếu ngươi đi trước mặt Ta, như Đa-vít, cha ngươi, đã đi, với LÒNG CHÍNH TRỰC và NGAY THẲNG thì Ta sẽ làm cho ngôi nước ngươi vững chắc.
B. Hãy nhìn xem sự khác biệt hoàn toàn trong đường lối của Sa-lô-môn khi ông cũng giải quyết cùng một nan đề giống như Đa-vít đã gặp phải: Phòng thủ ở các biên giới .
1. Sa-lô-môn chọn lựa các giải pháp ngoại giao: Những sự liên minh.
2. Với mỗi hiệp ước lại thêm một nữ thần mới để đóng ấn cho biên giới chính trị. Giê-ru-sa-lem bị tràn ngập những thần tượng đến từ “những hiệp ước” nhằm để bảo đảm an ninh cá nhân và nghề nghiệp.
3. NHẬN THỨC: Tất cả chúng ta đều là “thợ xây nhà”. Chúng ta đang xây dựng CÁC GIA ĐÌNH, CÁC HỘI CHÚNG, CÁC CHỨC VỤ.
4. Giải pháp mấu chốt để MỘT GIA ĐÌNH, MỘT HỘI THÁNH, MỘT CHỨC VỤ TỒN TẠI (có nghĩa là: “Đức Chúa Trời sẽ làm cho tồn tại vĩnh viễn”) được gói trọn trong ý muốn duy trì vĩnh viễn một tấm lòng chính trực của chúng ta.

V. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SỰ VÂNG PHỤC:
A. Có một khám phá khá thú vị về số nhiều của từ “chính trực” (thom) là THUMMIM. Đức Chúa Trời đã ban một bức tranh về việc gìn giữ tấm lòng chính trực của chúng ta .
1. Bảng đeo ngực của thầy tế lễ có gắn urim và thummim. Không ai biết chính xác nó được làm bằng vật liệu gì nhưng chúng ta biết thời điểm và cách thức urim và thummim “được tham khảo”.
a. XuXh 8:30 “Trên bảng đeo ngực của sự xét đoán (có nghĩa là: đưa ra một quyết định sau khi đã được sự hướng dẫn thiên thượng), ngươi hãy gắn urim và thummim vào, đặng khi A-rôn đến trước mặt Đức Giê-hô-va thì các món đó sẽ ở trên lòng A-rôn.”
b. Ví dụ: Tìm kiếm một thầy tế lễ thánh khiết: “Đợi cho đến chừng một thầy tế lễ dấy lên với urim và thummim.” (NeNe 7:65, Exo Er 2:63).
2. PHƯƠNG CÁCH THỰC HIỆN: Các Rabi Do Thái gợi ra một câu trả lời. Họ sẽ đi lên trước bức màn ngăn và nói: “Lạy Chúa, xin bày tỏ cho chúng tôi những gì dân Y-sơ-ra-ên sẽ làm.”

KẾT LUẬN:
DÙ TRONG BẤT CỨ TRƯỜNG HỢP NÀO, CŨNG CÓ MỘT BỨC TRANH ĐƯỢC BAN CHO ĐỂ CHO CHÚNG TA THẤY RÕ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC DUY TRÌ TẤM LÒNG CHÍNH TRỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO.
Nếu chúng ta để cho Thummim của tấm lòng cứ ở nơi chúng ta cách trung tín, chúng ta sẽ bước đi trong sự vâng phục. Những biên giới của vương quốc có thể được mở rộng những chức vụ trở nên có hiệu quả. Các biên giới được gìn giữ trong ơn phước Chúa, và các chức vụ sẽ đứng vững vàng, mạnh mẽ nhờ tính chính trực của tấm lòng.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận các tiêu chuẩn khác nhau để xác định một người lãnh đạo tốt trong chức vụ.
2. Những tiêu chuẩn này có liên hệ như thế nào đến tính chính trực của tấm lòng?
3. Làm cách nào để chúng ta áp dụng được hai bài học khi chúng ta đối diện với vấn đề về tính chính trực?
a. Đối diện với những điều chúng ta không biết hoặc không hiểu.
b. Vi phạm đến những điều chúng ta biết và hiểu.
4. Cầu nguyện cho từng người trong nhóm và những người lãnh đạo Cơ Đốc khác trong đất nước bạn. Đức Thánh Linh sẽ canh giữ tấm lòng bạn trong sự chính trực.

TỰ NGHIÊN CỨU
1. Bạn nhận được sự dạy dỗ nào khi lần đầu tiên bạn đọc được từ “lòng chính trực” trong Kinh Thánh?
2. “Lòng chính trực” truyền đạt những ý tưởng gì?
3. Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn Ngài cho chúng ta bằng cách nào?
4. Chúa muốn đời bạn làm gì khi Ngài bày tỏ ý muốn Ngài cho bạn?
5. Hãy giải thích vấn đề này được minh họa như thế nào:
a. Trong đời sống Đa-vít (Thi Tv 25:20, 21l).
b. Trên tấm đeo ngực của thầy tế lễ. (XuXh 28:30; NeNe 7:65; Exo Er 2:63).

PHẦN 2: MỘT LINH THA THỨ


LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần đầu tiên, chúng ta đã học về tấm lòng chính trực. Chúng ta đã đề cập đến việc tấm lòng của chúng ta bị cắt lần cắt mòn, giảm xuống trong sự trọn vẹn hướng về Đức Chúa Trời. Làm thế nào mà tấm lòng có thể bị lừa dối mỗi lúc một ít cho đến khi một bi kịch lớn xảy đến. Bảo vệ tấm lòng chính trực là chống lại cuộc xâm lăng bên ngoài. Một sự xâm lấn từ bên ngoài lấn chiến từng phần nhỏ từng lúc như thể một đạo quân xâm lược chiếm lấy phần đất của một nước.
Bây giờ chúng ta sẽ học về một vấn đề khác của tấm lòng chính trực. Lần này không phải là một tấm lòng bị tấn công, nhưng là một tấm lòng bị lây nhiễm. Vấn đề này có liên hệ với một người lãnh đạo và tinh thần tha thứ.
Ý chính của sự tha thứ là khai mở hoặc buông tha. Khi Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta, chúng ta được buông tha khỏi quyền lực của tội lỗi. Chúng ta được giải thoát, khỏi sự cầm buộc với sự chết đời đời. Do đó, chúng ta hiểu được sự tha thứ có liên hệ thế nào với sự giải thoát. Nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta về linh của sự tha thứ. Đó là kinh nghiệm một đời sống có tinh thần giải thoát. Khi lòng và tay chúng ta mở ra với một thái độ được tha thứ đối với Đức Chúa Trời và người khác, thì bàn tay chúng ta sẽ không còn nắm lấy những sự tức giận hoặc cay đắng. Giống như một người mang nhiều hành lý mà mình cần đến cho chuyến đi của mình.
Sự khai mở trong sự tự do của chức vụ lệ thuộc vào linh khai mở thống trị trong tấm lòng của người lãnh đạo.

DÀN Ý BÀI HỌC
Kinh Thánh: Mat Mt 18:21-35.

I. GIẢI THÍCH KINH THÁNH:
A. Một thắc mắc chân thật :
1. Câu hỏi của Phi-e-rơ bày tỏ rằng: ông tin mình đã trưởng thành vượt trội hơn sự dạy dỗ trong thời đó.
2. Dựa trên một số đoạn Kinh Thánh căn bản như: AmAm 1:3,6,9,11,18 (v.v… cho đến đoạn 2), thầy dạy luật trong thời Chúa Jêsus tưởng rằng chính Đức Chúa Trời không tha thứ quá 3 lần.
3. Nhưng Chúa nhẹ nhàng phán cùng Phi-e-rơ: “Không, Phi-e-rơ, nhưng đến bảy mươi lần bảy.”
4. Chúa Jêsus không dạy tha thứ chỉ có 490 lần nhưng là tha thứ vô hạn (ICo1Cr 13:4-7).
B. Một chiều kích mới (Mat Mt 18:22, 23).
1. Chúa Giêxu không chỉ mở rộng cái nhìn giới hạn này, nhưng Ngài còn cho biết sự dạy dỗ này là một nguyên tắc quan trọng của Nước Trời.
2. Khi Chúa Giêxu nói về Nước Trời, có 2 điều đúng thực:
a. Ngài đang nói về những điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta vào trong môi trường cứu chuộc.
b. Nước Trời có một mạng lệnh.
Bài học đã diễn đạt rất rõ ràng rằng Chúa Jêsus bày tỏ những hậu quả đáng sợ nếu không có sự đáp ứng (Mat Mt 18:34-35).
3. Bị giao vào tay những kẻ tra khảo có nghĩa gì?
a. Người đầy tớ không tha thứ không được trở về vị trí ban đầu của anh ta. (18:25, 34)
b. Có sự đòi nợ của chủ nợ để bắt anh ta phải trả lại toàn bộ món nợ (18:34).
C. Bài học
1. Chúng ta có thể được tha thứ trong mọi sự và biết được sự cứu rỗi có ý nghĩa như thế nào.
2. Nếu chúng ta quên đi sự tha thứ lớn lao đã ban cho chúng ta thể nào, và không sống đúng theo tinh thần của sự giải thoát hoàn toàn và tha thứ cho những người khác, thì sẽ có nỗi đau đớn khiến cho linh hồn chúng ta phải bị giày vò thường xuyên vì không tha thứ.
3. Tấm lòng không tha thứ sẽ lấy đi niềm vui, năng lực thuộc linh và sức khỏe cho thân thể.
4. Những tài liệu y khoa chứng minh rằng khoảng 70% bệnh tật của con người là do hậu quả của sự cay đắng, sự oán giận và không tha thứ bên trong lòng họ.
D. Người đầy tớ không tha thứ (18:24-34)
1. Một món nợ kinh khủng (18:25).
a. Ma-thi-ơ Xin lưu ý vào tình trạng hủy hoại đang xảy ra trong cuộc sống, trong gia đình và trong cả tương lai của người đàn ông. Món nợ, dự báo trước sự phá sản hoàn toàn của ông ta, mô tả sự hư mất hoàn toàn của chúng ta, ở bên ngoài ân điển của Đức Chúa Trời và sự tha thứ trong Đấng Christ.
b. 18:26 Xin lưu ý lời bào chữa của người đầy tớ: Đề ra một kế hoạch không thể thực hiện được. Món nợ hàng triệu đồng không bao giờ có thể trả nổi, cho dù có cho thêm bao nhiêu thời gian đi nữa. Anh ta cũng không thể nào trả nổi mức tăng tiền lãi chứ đừng nói đến việc trả được món nợ gốc.
c. 18:27 Xin lưu ý đến lòng nhơn từ tràn ngập của người chủ nợ. Bản tính của ông ta hoàn toàn tương phản với thực tế xã hội ngày xưa hay ngày nay. Đây không phải là một đáp ứng bình thường cho một món nợ: Chúa Jêsus đang mô tả tấm lòng của Người Cha đối với những gánh nặng và món nợ tội lỗi của chúng ta.
2. Một sự đáp ứng không thể tin nổi (18:28-29)
Bằng một cách vô tâm đến độ khó tin được, tên đầy tớ được tha thứ một món nợ lớn lại đi đến một người đầy tớ khác, bắt buộc phải trả nợ cho mình (xin chú ý: Món nợ này không có liên hệ gì đến mối quan hệ giữa người chủ trước và những người đầy tớ. Đó hoàn toàn là mối quan hệ giữa họ. Đây là chỗ quan trọng trong bài học.)
a. 18:28. Hai món nợ không thể đặt ra để so sánh chút nào: Tên đầy tớ đầu tiên mắc một món nợ mà cả cuộc đời không thể trả được; còn món nợ sau thì chỉ có giá trị khoảng 3 đến 4 tháng lương mà thôi.
b. 18:28. Xin lưu ý đến cách đối xử của tên đầy tớ “được tha thứ”: Hắn ta ngay lập tức nắm cổ bạn mình, bắt phải quỳ xuống. Hắn ta chẳng những quên rằng mình đã được tha thứ, mà hắn còn là một con người đối xử độc ác với bạn mình.
c. 18:29. Xin lưu ý những điều mà người đầy tớ thứ hai nói: Những lời đó hoàn toàn giống với những gì tên đầy tớ trước đã nói khi gặp chủ nợ mình. Thật là đáng kinh ngạc, hắn ta chẳng hề để ý đến hy vọng của những lời khẩn cầu của chính mình qua môi miệng của người bạn đầy tớ của hắn.
d. 18:30. Hãy nhớ lại, lời khẩn cầu thứ hai: “Tôi sẽ trả” là một lời đáp rất có lý. Đây là là sự khác biệt rõ rệt nhất trong hai trường hợp. Ngươi không được tha thứ được mô tả trong một hoàn cảnh mà món nợ ít hơn rất nhiều lần, và do đó đáng lẽ phải nhận được sự kiên nhẫn.

II. LÀM THẾ NÀO SỰ KHÔNG THA THỨ CÓ THỂ BƯỚC VÀO LÒNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO?
Linh kiểm soát:
A. Thông qua Sự căm giận:
Trở nên căm giận là giam giữ người khác trong ngục thất của sự nóng giận cá nhân.
B. Thông qua Sự xét đoán:
1. Theo tôi: Người đó sai.
2. Bi thảm thay, những tư tưởng này lại tràn ngập trong Thân Thể của Đấng Christ. Chúng làm què quặt đi hiệu quả của Hội Thánh Sống. Chúng làm mất đi hết sức mạnh thuộc linh của những người lãnh đạo. Chúng xây lên những bức tường ngăn cách giữa các chi thể trong Thân Thể Đấng Christ.
C. Tình hình căng thẳng do sự không tha thứ gây ra trong Thân Thể của Đức Chúa Jêsus Christ.
Thái độ của Đức Chúa Trời: Ngài phán: “Ta đã tha thứ hết cho con. Ta thấu hiểu và đối xử dịu dàng đối với con. Ta hiểu những tính cách của con. Ta vẫn luôn kiên nhẫn với sự hiểu biết bất toàn của con. Những điều mà con vô ý làm tổn thương đến người khác, Ta đã tha thứ cho con. Ta hoàn toàn khai phóng con. Ta kêu gọi con vào sự khai phóng tương tự như vậy. Hãy kiên nhẫn với những người làm tổn thương và đem sự đau khổ đến cho con . . .”

III. SỰ ƯNG DỤNG VÔ TẬN:
A. Chân lý vĩ đại :
1. “ Ta sẽ không cho phép con vận hành trong vương quốc Ta bằng cách khác.”
2. “Cha sẽ giận dữ nếu con làm khác đi”
3. “Con sẽ gây ra những án phạt trên chính con nếu con sống theo cách đó.”
B. Bài học :
1. “Ta sẽ không trả con quay trở lại tình cảnh hư mất ban đầu của con.”
2. “Con sẽ kinh nghiệm điều đó có ý nghĩa ra sao khi trả giá cho sự nằn nì của linh không tha thứ”
3. Nó làm què quặt những chức vụ.
4. Nó trói buộc người lãnh đạo.
5. Nó cũng trói buộc những người khác.
C. Hãy tự hỏi bạn :
Tôi có mối quan hệ như thế nào với các mục sư khác?

KẾT LUẬN
Chúng ta đã biết thế nào là sự tha thứ. Sự khai phóng của các mối quan hệ, sự khai phóng sự cứu rỗi, sự khai phóng của cuộc sống chúng ta và sự khai phóng Thân Thể Đấng Christ đang khi chúng ta tha thứ như thể chúng ta đã được tha thứ.

THẢO LUẬN NHÓM
1. Thảo luận về ý tưởng ban đầu của sự tha thứ và nó có liên hệ gì đến sự dạy dỗ trong bài học này.
2. Nó có liên hệ như thế nào đối với nguyên tắc của vương quốc của Đức Chúa Trời?
3. Thảo luận những hậu quả tàn hại do linh của sự không tha thứ gây ra trên Thân Thể Đấng Christ.
4. Những bài học vô giá nào mà chúng ta nên học từ ví dụ về người đầy tớ không tha thứ?
5. Có người trong trong cuộc sống mà bạn đã căm giận và đoán xét không?
Bạn hãy nắm tay với một hoặc hai tín hữu khác và cầu nguyện cho linh của sự tha thứ đầy dẫy trong lòng bạn cũng như khai phóng từng người cách hoàn toàn.

TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy suy gẫm 18:21-35 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Phi-e-rơ cảm thấy ông có thể tha thứ cho người phạm lỗi cùng mình bao nhiêu lần một ngày?
b. Còn Đức Chúa Jêsus dạy phải tha thứ bao nhiêu lần?
c. Điều đó có ngụ ý gì?
d. Bằng cách nào mà người chủ của người đầy tớ không tha thứ như đã ông đã tha thứ cho ông ta?
e. Người đầy tớ nầy đối xử với bạn mình như thế nào?
2. Hãy liệt kê những bài học thực tế bạn được dạy dỗ qua ví dụ này?
3. Trong cuộc sống bạn đã có mối quan hệ gãy đổ nào với người khác không? Hãy áp dụng các nguyên tắc của bài học này và tìm cơ hội bày tỏ sự khai phóng và sự tha thứ của bạn cho người đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét