Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

A3. Tân ước lượt khảo

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

A3. TÂN ƯỚC LƯỢT KHẢO

Tác giả: Dr. John Amstutz


Phần 1: GIỚI THIỆU TÂN ƯỚC


LỜI GIỚI THIỆU
Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài như thế nào? Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài giống như con người chúng ta. Đức Chúa Trời của Thánh Kinh bày tỏ chính mình Ngài qua lời nói và việc làm. Chúng ta có những ký thuật về những gì Đức Chúa Trời đã nói và làm trong lời của Ngài. Qua công trình sáng tạo và qua lương tâm Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng vĩ đại và quyền tối thượng của Ngài. Qua giao ước và điều răn Ngài bày tỏ tình yêu tận hiến và những điều kiện cần thiết để đạt đến sự công chính của Ngài. Ngài cũng bày tỏ lòng nhân từ trong sự cứu rỗi của Ngài. Chúng ta sẽ thấy rằng Tân Ước tập trung vào con Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus.
Chúng ta hãy xem Kinh Thánh.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. BẢN CHẤT CỦA KINH THÁNH
Kinh Thánh là quyển sách độc nhất vô nhị đến từ Đức Chúa Trời
Thần tính : Đây là Lời của Đức Chúa Trời (IITi 2Tm 3:16a).
Nhân tính : Đây chính là Lời Đức Chúa Trời được phán qua môi miệng của những con người đã sống trong lịch sử nhân loại (IIPhi 2Pr 1:20-21). Vì thế Kinh Thánh vừa có thần tính và nhân tính giống như Chúa Jêsus khi còn trên đất, Ngài có cả hai điều là thần tánh và nhân tánh. Bởi vì Ngài là Lời Sự Sống.

II. MỤC ĐÍCH CỦA KINH THÁNH :
Tại sao Kinh Thánh được viết ra?
A. Để chúng ta hiểu được sự cứu rỗi nhờ đức tin trong Đấng Christ (IITi 2Tm 3:14-15).
Ở đây Phao-lô nói Ti-mô-thê biết Kinh Thánh nào?
Kinh thánh Cựu Ước.
Nếu Cựu Ước có thể giúp con người hiểu được sự cứu rỗi, thì Tân Ước ghi chép về cuộc đời Chúa Jêsus làm trọng tâm, nên dễ dàng cho con người hiểu biết nhiều hơn về sự cứu rỗi.
B. Trang bị để làm mọi việc lành (IITi 2Tm 3:16-17).
Điều này xảy ra như thế nào?
Qua việc dạy dỗ cho chúng ta biết điều nào là đúng.
Qua việc quở trách chúng ta khi làm điều sai.
Bằng cách sửa dạy và chỉ cho chúng ta như thế nào là đúng.
Bằng cách huấn luyện chúng ta trong mối quan hệ đúng đắn.

III. NỀN TẢNG CỦA TÂN ƯỚC.
Từ "Testament" có nghĩa là giao ước, hoặc lập ước giữa Đức Chúa Trời và con người. Có giao ước cũ và giao ước mới. Giao ước mới dựa trên giao ước cũ.
A. Giao ước đời đời của Đức Chúa Trời .
Đức Chúa Trời phán hứa 3 điều:
Ta sẽ là Đức Chúa Trời, là Đấng dẫn dắt ngươi (SaSt 17:7; 26:24, 28:13, 14).
Các ngươi là dân ta, mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời (Dan Ds 29:12, 13).
Ta sẽ ở cùng ngươi, mối thông công với Đức Chúa Trời (XuXh 29:45-46).
B. Sự bội nghịch của con người .
Giao ước bị vi phạm (DaDn 9:4-6).
Một giao ước mới đã được biết trước (Gie Gr 31:31-32).

IV. BỐI CẢNH CỦA GIAO ƯỚC MỚI.
A. Liên hệ giữa Tân ước và Cựu Ước .
1. Đức Chúa Trời không phán với dân Ngài (AmAm 8:11-12).
Có một cơn đói kém được nói tiên tri trong thời gian 400 năm.
2. Đức Chúa Trời không giải cứu dân Ngài (OsHs 3:4, 5).
B. Đấng Mê-si-a của Đức Chúa Trời sinh ra "Khi kỳ hẹn đã được trọn " (GaGl 4:4).
1. Về mặt tôn giáo: Sự chuẩn bị trong thế giới của người Do Thái.
Bởi chủ nghĩa luật pháp và sự thờ phượng trong đền thờ.
2. Về mặt văn hóa: Trong thế giới Hy-lạp.
Một ngôn ngữ.
3. Về mặt chính trị.
Hòa bình trên thế giới.
Giao thông thuận lợi.
Tôn giáo của người Do Thái được hợp pháp hóa.

IV. CÁC SÁCH CỦA TÂN ƯỚC.
A. Các sách lịch sử : Bốn sách Phúc âm và sách Công vụ (bắt đầu giao ước mới).
B. Các sách giảng dạy : 21 thơ tín (minh họa giao ước mới).
C. Sách Tiên tri : Khải-huyền (hoàn thành giao ước mới).
Đây chỉ là khởi đầu, là sự chuẩn bị cho những gì theo ý định đời đời mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Khi biết rõ về Ngài là Đức Chúa Trời của chúng ta.
Chúng ta sẽ là dân sự của Ngài trong sự trọn vẹn. Chúng ta không những sống với Ngài mà còn nhìn thấy Ngài mặt đối mặt.

THẢO LUẬN NHÓM.
Đọc IIPhi 2Pr 1:20, 21 và thảo luận tiến trình mà của lời Đức Chúa Trời đã nói qua môi miệng của con người.
Thảo luận những cách khác nhau về lời Đức Chúa Trời trang bị cho chúng ta để làm mọi việc lành (IITi 2Tm 3:16-17).
Thảo luận sự chuẩn bị đã xảy ra giữa Cựu Ước và Tân Ước và những gì Đức Chúa Trời đã thực hiện được qua điều nầy.

TỰ NGHIÊN CỨU
Đọc IITi 2Tm 3:14-17 và trình bày mục đích của Kinh Thánh bằng ngôn từ của bạn.
Ba lời hứa trong giao ước đời đời của Đức Chúa Trời là gì?
Liệt kê các loại sách trong Tân Ước.


Phần 2: MA-THI-Ơ, MÁC, LU CA:
BA CHÂN DUNG CỦA CHÚA CỨU THẾ JÊSUS


LỜI GIỚI THIỆU
Câu chuyện về Chúa Jêsus xảy ra ở một vùng đất nhỏ hẹp nhưng mang tính chiến lược của Y-sơ-ra-ên, vì đó là nơi mà các trục lộ thương mại nối liền ba lục địa: Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Chính nơi đây đã được Đức Chúa Trời lựa chọn để sai Con Ngài khởi đầu giao ước mới, và bày tỏ kế hoạch cứu rỗi cho toàn thể nhân loại. Câu chuyện lạ lùng về "một con người đơn độc" đã làm thay đổi dòng lịch sử được tìm thấy trong bốn sách Tin Lành được viết bởi người thâu thuế Do Thái làm việc cho chính quyền La Mã, bởi một môn đồ người Do Thái, bởi một Bác sĩ dân ngoại và một ngư phủ vùng biển Ga-li-lê.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. MỘT PHÚC ÂM.
Đây là câu chuyện kể về những gì Chúa Cứu Thế Jêsus đã nói và làm.
A. Lời của Chúa Jêsus (Cong Cv 1:1).
Phúc âm của Chúa Jêsus đã được công bố trong nhiều năm trước khi được viết lại.
B. Công việc của Chúa Jêsus (ICo1Cr 15:3-8).

II. BỐN CHÂN DUNG .
A. Một câu chuyện được chọn lọc (GiGa 20:30, 21:25).
Đây không phải là tiểu sử nhưng chúng ta phải hiểu rằng đây là một câu chuyện viết về cuộc đời của một người.
Chúng ta sẽ biết về :
Sự giáng sinh của Đấng Christ.
Thời thơ ấu của Ngài.
Ba năm cuối của Ngài. Đây không phải là tiểu sử nhưng là chân dung.
B. Mục đích cụ thể (GiGa 20:31) tại sao ?
Mục đích của tác giả xác địch những gì ông muốn tuyển chọn và những gì ông không muốn đề cập đến.
C. Nhấn mạnh đặc biệt (Mac Mc 10:45).
Mỗi tác giả của bốn sách PHÚC ÂM dường như có cùng sự nhấn mạnh đặc biệt.
Họ tập trung vào sự hi sinh của Chúa Jêsus. Một số người gọi các sách PHÚC ÂM là sự giới thiệu mở rộng câu chuyện về sự chết của Chúa Jêsus.
D. Phối cảnh khác nhau (Exe Ed 1:10).
Ma-thi-ơ có đặc điểm của một con sư tử và tập trung vào Chúa Jêsus là Vua dân Do Thái.
Mác có đặc điểm của một con bò mà chân của một con bò chân dung của Chúa Jêsus là một đầy tớ chịu khổ (Mac Mc 10:45).
Lu-ca cung cấp cho chúng ta khía cạnh con người của Chúa Jêsus, Ngài là vị cứu tinh đầy lòng thương xót.
Giăng giới thiệu Ngài giống như chim ưng là muốn nói đến sự thần tánh của Ngài. Đây là chân dung bốn mặt của Chúa Jêsus.

III. HAI NHÓM .
A. Các phúc âm cộng quan .
Ma-thi-ơ , Mác, và Lu ca.
Chúng có cùng một đề cương về cuộc đời của Chúa Jêsus.
B. Phúc âm thứ tư bao gồm 92% những tài liệu độc đáo cùng với nhiều lời giải thích .

IV. PHÚC ÂM MA-THI-Ơ
Có thể Ma-thi-ơ không phải là PHÚC ÂM đầu tiên được viết ra. Nhưng sở dĩ nó được xếp đầu tiên trong các sách Tân Ước bởi vì nó nối kết thật tài tình với Cựu Ước. Đây là PHÚC ÂM tập trung vào Chúa Cứu Thế Jêsus là Đấng hoàn thành niềm hy vọng của dân Y-sơ-ra-ên như thế nào?
A. PHÚC ÂM của vì Vua thuộc dòng họ Đa-vít .
Sách bắt đầu bằng bảng gia phổ của Đấng Mê-si-a đã được Đức Chúa Trời phán hứa (Mat Mt 1:1).
Ngài là người Do Thái và thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Chúa Jêsus làm ứng nghiệm về Đấng Mê-si-a đến thế gian (Mat Mt 1:21).
Hai đoạn đầu tiên ký thuật bảy lời tiên tri đặc biệt của Cựu Ước đã ứng nghiệm trong Chúa Jêsus.
B. PHÚC ÂM giảng dạy .
1. Đào tạo các môn đệ: Mục đích và kế hoạch (Mat Mt 28:19-20).
Có năm phần giảng dạy trong PHÚC ÂM nầy với cụm từ :"Đức Chúa Jêsus phán những lời ấy xong rồi ..."
2. Phần giảng dạy:
a. Bài giảng trên núi là tóm lược những gì Chúa Jêsus phán về việc đào tạo các môn đồ.
Quyển sách giảng dạy nầy có thể được gọi là sổ tay của môn đồ (Mat Mt 5:19, 20).
Có sáu điểm chứng tỏ sự khác biệt giữa cách giảng dạy của giới lãnh đạo tôn giáo và cách giảng dạy của Chúa Jêsus.
Chúa Jêsus dạy về sự công bình của tấm lòng.
b. Bí ẩn của Nước Đức Chúa Trời (Mat Mt 13:10-11).

V. PHÚC ÂM MÁC .
A. PHÚC ÂM của người đầy tớ chịu khổ .
Nhấn mạnh vào sự chinh phục.
Trong Mác không có nhiều lời giảng dạy.
Có 19 phép lạ trong Mác.
Phân nữa trong số những phép lạ nầy tiêu biểu cho những phép lạ trong cả bốn sách Tin Lành.
Tiêu điểm nhằm vào những gì Chúa Jêsus đã làm với Lời, Ngài làm "Ngay tức thì".
1. Chiến thắng qua sự chịu khổ : mục đích và kế hoạch (Mac Mc 10:45).
2. Bí mật của Đấng Mê-si-a (Mac Mc 1:25, 34, 43, 5:19).
Bất cứ nơi nào Chúa Jêsus đến, người ta đều phản ứng với Ngài, hoặc là yêu Ngài hoặc là ghét Ngài.
B. PHÚC ÂM của hành động và phản ứng.
Vị sứ đồ để lại PHÚC ÂM (IIPhi 2Pr 1:15).
Chú trọng vào việc làm của Chúa Jêsus hơn lời của Ngài (19 phép lạ và 4 ngụ ngôn).
Phản ứng của các môn đồ, đám đông và giới lãnh đạo tôn giáo (Mac Mc 1:1; 15:38).

VI. PHÚC ÂM LU-CA
A. Phúc âm của Cứu Chúa giàu lòng thương xót.
1. Chúa Jêsus đã sống như một người trong quyền năng của Đức Thánh Linh (LuLc 2:52; 4:14;).
2. Tin Lành là sự vui mừng lớn cho muôn dân (LuLc 2:10-11, 30-32).
3. Tin lành cho “Kẻ nghèo” (LuLc 4:18-19; 19:10).
B. Phúc âm của sự chắc chắn :
1. Mô tả theo thứ tự: mục đích và kế hoạch (LuLc 1:3-4).
2. Liên quan đến lịch sử nhân loại (LuLc 2:1-2, 3:1). Đây là ba chân dung của PHÚC ÂM.

THẢO LUẬN NHÓM.
Bởi vì PHÚC ÂM được viết sớm nhất vào khoảng 30 năm sau sự phục sinh sủa Đấng Christ, làm thế nào các Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã rao truyền Tin Lành và giữ được sự chuẩn xác của câu chuyện?
Thảo luận thêm về sự khác biệt giữa một câu chuyện viết về tiểu sử của đời người với chân dung cuộc sống của người đó. Sự khác biệt nầy áp dụng cho việc mô tả cuộc đời của Chúa Jêsus như thế nào?
Thảo luận về sự khác biệt giữa những cách mà giới lãnh đạo tôn giáo dạy với cách mà chúa Jêsus dạy được mô tả trong phúc âm Ma-thi-ơ.
Tại sao có những phản ứng khác nhau đối với chức vụ Chúa Jêsus khi Ngài ở trên đất.
Ngày nay môn đệ của Ngài mong đợi gì từ thế gian?

TỰ NGHIÊN CỨU
Học hai đoạn đầu của PHÚC ÂM Ma-thi-ơ và liệt kê ra bảy lời tiên tri đặc biệt của Cựu Ước được ứng nghiệm trong Chúa Jêsus.
Tại sao bạn nghĩ rằng Mác chú trọng nhiều vào các phép lạ của Chúa Jêsus hơn là sự giảng dạy của Ngài?


Phần 3: GIĂNG: CHÂN DUNG THỨ TƯ CỦA CHÚA JÊSUS


LỜI GIỚI THIỆU
Câu chuyện về Chúa Cứu Thế Jêsus của Giăng được viết vào gần cuối thế kỷ thứ nhất, khoảng 20-30 năm sau các sách Tin Lành cộng quan. Thế giới thời ông viết rất khác lạ. Nó chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi triết lý Hy-lạp. Làm thế nào mà Tin Lành của Đấng Mê-si-a của người Do Thái được rao truyền một cách chính xác và đầy đủ cho thế giới không phải là người Do Thái như thế? Vì thế PHÚC ÂM Giăng hoàn toàn khác với các sách PHÚC ÂM cộng quan về bối cảnh, niên đại và nội dung.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. PHÚC ÂM ĐỘC ĐÁO
Bắt đầu bằng cách độc đáo "Ban đầu có Ngôi Lời. Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời." (GiGa 1:1)
2. Đối với PHÚC ÂM Giăng cứ mười câu là có chín câu mới và độc đáo.
A. Thính giả của Giăng .
Những người không hiểu về người Do Thái.
Giải thích "Đấng Mê-si-a" là "Đấng Christ ".
Giải thích "Ra-bi " là "Thầy".
B. Lời giới thiệu của Giăng : Lời giới thiệu của ông về Đấng Christ khác với những Phúc âm khác.
Lời giới thiệu bắt đầu bằng: "Ban đầu ..." (GiGa 1:1).
Nhấn mạnh đặc biệt vào "Lời " - "Ngôi lời ". Từ "Ngôi lời" được sử dụng vì rằng ngôi lời đã tạo dựng vũ trụ.
Người Hy-lạp có thể hiểu được thuật ngữ của ông.

II. PHÚC ÂM CỦA NGÔI LỜI
A. Con đời đời của Đức Chúa Trời (GiGa 1:1).
B. Đức Chúa Trời trở thành xác thịt (GiGa 1:14, 18).
C. Giới thiệu của Giăng Báp-típ .
Chiên con của Đức Chúa Trời (GiGa 1:1).
Đấng cất tội lỗi thế gian đi.
Phần giới thiệu độc đáo nầy đã thu hút sự chú ý của người Do Thái.
D. Mục đích của Ngài (GiGa 20:30, 31).
Đây là phần Phúc âm của dấu kỳ phép lạ.

III. PHÚC ÂM CỦA NHỮNG PHÉP LẠ
Giăng chọn bảy phép lạ trong đó có năm phép lạ đặc biệt đối với ông.
A. Những phép lạ kỳ diệu .
1. Hóa nước thành rượu (GiGa 2:11).
a. Mục đích: Bày tỏ sự vinh hiển của Ngài.
b. Kết quả: Các môn đồ tin Ngài.
2. Hoá bánh cho đoàn dân đông (GiGa 6:1-14).
a. Phản ứng: 14, dân chúng tin Ngài là "Đấng tiên tri ".
b. Mục đích: Ngài bày tỏ chính mình Ngài là "Bánh hằng sống ".
Đây là mục đích của phép lạ nhằm tỏ ra Đấng làm phép lạ để chúng ta có thể tin Ngài.
B. Những câu nói " Ta là" (GiGa 8:58; 14:6;).
1. "Trước khi có Áp-ra-ham, ĐÃ có TA" (8:58;).
Chúa Jêsus công bố Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng bày tỏ chính Ngài trong Cựu Ước.
2. "Ta là đường đi, chân lý và sự sống " (GiGa 14:6).
3. "Ta ở trong Cha " (GiGa 14:9).
Chúng ta gặp Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Jêsus.
C. Những khẳng định của Đức Chúa Trời (GiGa 5:17, 18, 26, 27, 8:46; 14:9).
1. Chúa Jêsus khẳng định rằng chỉ có Đức Chúa Trời làm được.
2. Ngài tha tội, cứu người chết sống lại, lời Ngài sẽ phán xét con người.
3. Qua các phép lạ, qua sự giảng dạy và những khẳng định của Ngài, chúng ta không thể đi đến kết luận nào khác hơn là Chúa Cứu Thế Jêsus có đầy đủ bản tánh của Đức Chúa Trời.

IV. PHÚC ÂM TRUYỀN GIÁO .
A. Phúc âm của niềm tin (GiGa 3:16).
B. Mục đích của Phúc âm (GiGa 20:28, 29).
Để chúng ta cúi đầu trước mặt Ngài là Giê-hô-va và là Đức Chúa Trời chúng ta.
Việc hiểu Đức Chúa Trời là ai phải đến từ sự khải thị của Đức Chúa Trời chớ không đến từ lập luận của con người.
C. Chúa Cứu Thế Jêsus là con của ai ?
1. Con Đức Chúa Trời (GiGa 10:24-33).
2. Con của Đa-vít (GiGa 8:40-43).
3. Con người (GiGa 12:32-34).
D. Bốn phản ứng có thể .
1. Chúa Jêsus là truyền thuyết.
Câu chuyện được bịa ra.
2. Chúa Jêsus là người mất trí.
Chắc là Ngài bị quỷ ám.
3. Chúa Jêsus là kẻ nói dối.
Ngài đơn thuần công bố những điều giả dối.
4. Jêsus là Chúa (GiGa 20:28, 29).
Ngài khẳng định Ngài là Đấng tự hữu hằng hữu.
Lý do Giăng viết sách nầy là để chúng ta đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Jêsus.

THẢO LUẬN NHÓM
Học các phép lạ kỳ diệu trong Giăng và thảo luận các kết quả và đối phó từng phép lạ.
Áp dụng các kết quả và đáp ứng đối với hoàn cảnh của bạn khi Chúa Jêsus tiếp tục thực hiện các phép lạ trong thế giới ngày nay.
Mục tiêu hoặc mục đích tối hậu của các phép lạ là gì?
Thảo luận bốn phản ứng khả dĩ của con người đối với Chúa Jêsus và vạch trần từng phản ứng trong ba phản ứng.

TỰ NGHIÊN CỨU
Học Phúc âm Giăng và liệt kê những điều dưới đây kèm theo tham khảo.
Bảy phép lạ kỳ diệu của Chúa Jêsus.
Bảy câu nói "Ta là" của Chúa Jêsus.
Viết ra phản ứng của riêng bạn đối với Jêsus là Đấng tự hữu hằng hữu.


Phần 4: CÔNG-VỤ: MỞ RỘNG PHÚC ÂM


LỜI GIỚI THIỆU
Lu-ca một bác sĩ người ngoại, đã viết PHÚC ÂM Lu-ca cũng là người viết sách Công-vụ. Hai sách nầy gộp lại dài hơn 13 thư tín của Phao-lô. Như một tác phẩm gồm có hai phần, phần giới thiệu tìm thấy trong (LuLc 1:1-4) cũng áp dụng cho Công-vụ. Hai sách nầy gởi cho một người tên là Thê-ô-phi-lơ (người yêu mến của Đức Chúa Trời) để ông biết chắc về những điều ông đã nghe không những về Chúa Jêsus mà còn về các môn đệ của Ngài.

DÀN Ý BÀI HỌC:

I. SÁCH NÓI LÊN CHỦ ĐỀ CHÍNH NỐI KẾT CÁC SÁCH PHÚC ÂM VÀ THƠ TÍN .
A. Công vụ bao hàm các sách Phúc âm (Cong Cv 1:1).
B. Công vụ dự đoán các sách Thơ tín (Cong Cv 11:25, 26).
Đây chính là sách kếp hợp các sách PHÚC ÂM và Thư -tín.

II. CHỨC VỤ CỦA ĐẤNG CHRIST MỞ RỘNG QUA CÁC MÔN ĐỆ NGÀI (Cong Cv 1: 1-20)
Lưu ý từ “ban đầu” trong câu 1. Có nghĩa là những gì Chúa Jêsus bắt đầu làm và dạy Hội Thánh tiếp tục công việc của Ngài (Cong Cv 1:8).
A. Các sứ đồ (Cong Cv 4:13).
Đây là những người đã làm những gì Chúa Jêsus đã làm, và nói những gì Ngài nói.
Sách Công-vụ giống như các sách PHÚC ÂM. Công vụ chọn lọc các câu chuyện, vì lý do nầy sách không kể mọi chuyện, tựa sách là Công vụ. Thực ra công việc của mười hai sứ đồ.
Mười hai sứ đồ đến với người Do Thái mà Phi-e-rơ là người nổi bật (Cong Cv 1:1-12:25).
Các sứ đồ khác đến với dân ngoại, nổi bật là Phao-lô (Cong Cv 13:1-28:31).
B. Chuẩn bị để làm chứng .
Chúa Jêsus đã làm hai việc để chuẩn bị cho các môn đệ Ngài làm chứng sau khi Ngài phục sinh.
1. Ngài đã chinh phục họ rằng Ngài đang sống (Cong Cv 1:3).
2. Ngài nói với họ về Nước của Đức Chúa Trời (Cong Cv 1:3).
C. Sự làm chứng của các môn đồ (Cong Cv 8:4).
Việc Ê-tiên bị giết đánh dấu sự phát triển của Phúc- âm qua các môn đồ.

III. PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG CHRIST (Cong Cv 1:8).
A. Làm chứng tại Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 1:1-7:60).
1. Các sứ đồ không phải là những người sanh trưởng tại Giê-ru-sa-lem, nhưng đó là nơi họ đã sống khi Đức Thánh Linh đổ trên họ, vì thế họ bắt đầu làm chứng tại đó.
2. Phúc âm có uy quyền mạnh mẽ hơn hết ở nơi chúng ta sống và biết đến.
3. Nhưng điều nầy chỉ có thể thực hiện qua quyền năng của Đức Thánh Linh.
B. Làm chứng tại Giu-đê và Sa-ma-ri (Cong Cv 8:1-12:25).
1. Tại Giu-đê.
Đây là những người giống như dân tộc chúng ta.
Loan truyền PHÚC ÂM song song với mối quan hệ của chúng ta.
2. Tại Sa-ma-ri.
Người Do Thái và người Sa-ma-ri không kết thân với nhau.
Nhưng khi bị ngược đãi họ trốn khỏi Giê-ru-sa-lem và đến với người Sa-ma-ri.
Đây có thể gọi là “những nhóm sắc tộc ”. Những người sống giữa chúng ta nhưng xa cách với chúng ta về văn hóa cũng như lối sống.
Chúa Jêsus yêu thương họ và chúng ta nên đem PHÚC ÂM đến cho họ.
C. Làm chứng cho đến cùng trái đất (Cong Cv 13:1-28:31).
Tại sao nếu bạn đem được phúc âm đến cho người Sa-ma-ri thì bạn sẽ đem được Phúc âm cho đến cùng trái đất?
Bởi vì phần nhiều những người Sa-ma-ri nầy đến từ những đầu cùng đất.

IV. TIN LÀNH CỦA NƯỚC TRỜI . (Cong Cv 1:3).
Sự tể trị của Đức Chúa Trời đến trên đất như thế nào? Sự tể trị nầy đến bởi sự công bố Tin Lành của vương quốc Đức Chúa Trời trên đất.
Họ đã công bố PHÚC ÂM như thế nào?
Qua những công việc quyền năng (Cong Cv 1:8; 2:43; so sánh với Mac Mc 16:15-20; GiGa 14:12)
Qua những việc làm xuất phát từ lòng tốt (Cong Cv 2:44, 45 so sánh với GiGa 13: 34, 35).
Qua lời nói tha thứ (Cong Cv 2:36-39; so sánh với LuLc 24:45-49).
1. Công bố về sự cứu rỗi qua sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ.
2. Kêu gọi ăn năn và tin nhận Phúc âm.
3. Mạng lịnh phải làm báp têm bằng nước và quyền năng của Đức Thánh Linh.

V. QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH .
A.Tiếp nhận lời hứa của Đức Chúa Cha (Cong Cv 1:4, 5; 2:1-4, 38, 39).
B. Đầy dẫy Đức Thánh Linh (Cong Cv 4:8, 31; so sánh với Eph Ep 5:18).
C. Được sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh (Cong Cv 15:28, 16:6-10).
D. Người ở trong Đức Thánh Linh (Cong Cv 2:16-18, 11:15-17).
Tại sao chúng ta đang từng trải được sự đầy dẫy của Đức Thánh Linh trong thế kỷ nầy? Để ban phước cho chúng ta? Vâng. Nhưng còn hơn như thế nữa, để ban quyền năng cho chúng ta trở nên chứng nhân cho Chúa Jêsus trên toàn thế giới.

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận về những gì liên quan đến việc làm chứng cho Đấng Christ trong thế giới ngày nay. Làm thế nào chúng ta sống như ánh sáng và muối trong cộng đồng của chúng ta?
Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho những người thân trong gia đình và cho những người chưa được cứu trong đại gia đình mà không làm cho họ bực mình khó chịu?
Những phương pháp hữu hiệu nhất để đến với những người có nền văn hoá và quốc tịch khác đang sống giữa vòng chúng ta là những phương pháp nào?
Cầu nguyện cho nhau và giúp đỡ những người giữa vòng chúng ta cần được báp-têm trong Đức Thánh Linh.

TỰ NGHIÊN CỨU
Tự học Công-vụ 8 và 9 rồi liệt kê ra những kết quả tốt đẹp từ sự ngược đãi dữ tợn đã dấy lên chống lại Hội Thánh Giê-ru-sa-lem.
Hội Thánh đương thời có thể học được những bài học nào từ điều nầy?


Phần 5: RÔ-MA: BỨC THƯ CỦA PHAO-LÔ
VIẾT VỀ PHÚC ÂM ÂN ĐIỂN


LỜI GIỚI THIỆU
Sau-lơ ở Tạt-sơ, một người Pha-ri-si trước kia đã ngược đãi Hội Thánh, đã cải đạo trong lần gặp gỡ Đấng Christ hằng sống trên đường Đa-mách, Sy-ri. Ngay lập tức ông bắt đầu công bố Chúa Jêsus là đấng Mê-si-a đã được phán hứa, và rao truyền Tin Lành cứu rỗi qua Danh Ngài. Từ lúc ông trở lại đạo, Phao-lô biết rằng ông được chính Chúa ủy nhiệm để không những đem PHÚC ÂM đến cho người Do Thái mà còn cho dân ngoại nữa. Vì thế, ông đã rao giảng PHÚC ÂM khắp vùng phía đông của Địa Trung Hải, đào tạo các môn đệ và thành lập các Hội Thánh. Ông đã viết 9 bức thư cho các Hội Thánh và 4 bức cho giới lãnh đạo đang coi sóc Hội Thánh.
Hầu hết sự giải thích về PHÚC ÂM mà ông rao giảng được tìm thấy trong bức thư dài nhất mà ông viết cho Hội Thánh Rô-ma, một Hội Thánh không có người tiên phong cũng không được thăm viếng. Bởi vì ông tin rằng ông đã rao truyền PHÚC ÂM một cách đầy đủ từ Giê-ru-sa-lem cho đến Illyricum (Albania), nên bây giờ Phao-lô dự định đi về phía tây để cho “Khỏi lập trên nền người khác” (RoRm 15:19, 20). Ông viết cho Hội Thánh Rô-ma để báo trước rằng ông sẽ đến thăm viếng họ trên đường đến Tây-ban-nha. Nhân dịp nầy ông giải bày PHÚC ÂM của ân điển mà ông đã giảng cho người Do Thái và người ngoại trên 20 năm qua trong suốt ba chuyến hành trình truyền giáo của ông.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. PHÚC ÂM ÂN ĐIỂN ĐƯỢC GIẢI BÀY .
PHÚC ÂM là sự bày tỏ về sự công bình của Đức Chúa Trời (RoRm 1:16-17).
A. Vì mọi người đã phạm tội, thiếu mất sự công bình và vinh hiển của Đức Chúa Trời (RoRm 3:9-19).
1. Dân ngoại đã khước từ lẽ thật của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong công trình sáng tạo và lương tâm (RoRm 1:20, 21; 2:12-15).
2. Dân Do Thái đã không vâng giữ lẽ thật của Đức Chúa Trời bày tỏ trong giao ước và các điều răn (RoRm 2:23, 24).
B. Món quà ân điển của Đức Chúa Trời là sự công bình và sự sống qua đức tin trong Chúa Cứu Thế Jêsus cho những ai ăn năn tin nhận Ngài (RoRm 1:16, 17; 3:21-24).
1. Chúa Jêsus đã trả án phạt cho mọi tội lỗi qua sự chết của Ngài trên thập tự giá và qua sự sống lại của Ngài từ kẻ chết (RoRm 3:25, 26).
2. Đức Chúa Trời công bố sự tự do khỏi tội lỗi (xưng công bình) và ban sự sống đời đời cho những người tin sự hy sinh chuộc tội của Đấng Christ (RoRm 3:27-30).
C. Đức Chúa Trời làm nên thánh và công bình (thánh hóa) tất cả những người được Đức Thánh Linh kiểm soát thay vì bị bản tánh tội lỗi kiểm soát (RoRm 8:9-16).
1. Khi chịu báp têm, người tín hữu bị chôn với Đấng Christ trong sự chết và giống như Đấng Christ được sống lại từ kẻ chết để sống một đời sống mới (RoRm 6:3, 4).
2. Người tín hữu không những được giải phóng khỏi sự đoán phạt của tội lỗi mà còn được giải phóng khỏi quyền lực của tội lỗi khi họ vâng phục bước đi theo Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Đấng sống trong họ (RoRm 8:1-4).

II. PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN (RoRm 12:1, 2)
A. Việc người Do Thái bài bác PHÚC ÂM có nghĩa là PHÚC ÂM đang được rao giảng và được tiếp nhận giữa vòng dân ngoại. Việc nầy làm cho người Do Thái ghen tị (RoRm 11:11-14).
B. Cuối cùng chúng ta tiếp nhận PHÚC ÂM vì Đức Chúa Trời bày tỏ sự nhơn từ trên hết thảy mọi người (RoRm 11:15, 26, 27, 32).
C. Trong ánh sáng của ân điển Đức Chúa Trời, dầu là người Do Thái hay dân ngoại, tất cả phải sống khác với trước kia . (RoRm 3:8).
Hãy làm vui lòng Đức Chúa Trời, chớ làm vui lòng bạn (RoRm 12:1, 2).
Hãy phục vụ người của Đức Chúa Trời (RoRm 12:13).
Lấy thiện thắng ác (RoRm 12:21).
Vâng phục bậc cầm quyền như những người đầy tớ công bình của Đức Chúa Trời (RoRm 13:1, 2).
5. Chấp nhận những người yếu đuối trong đức tin và lương tâm (RoRm 14:1; 15:7). Đây là Phúc- âm ân điển mà thế giới cần đến. Phúc- âm nầy biến đổi chúng ta từ bên trong ra bên ngoài.

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận về chiến thuật của Phao-lô thành lập các Hội Thánh và Hội Thánh ngày nay có thể thực hiện chiến thuật nầy như thề nào?
Vì mọi người thiếu mất sự công bình của Đức Chúa Trời trong Rô-ma 1-3, thế thì vào ngày phán xét số phận của những người dân ngoại chết mà không được nghe PHÚC ÂM sẽ như thế nào?
Đối với người tín hữu được thoát khỏi sự đoán phạt và quyền lực của tội lỗi có hàm ý gì?

TỰ NGHIÊN CỨU
Theo bài học này, Phao-lô đã giảng PHÚC ÂM bao nhiêu năm trước khi viết thư Rô-ma?
Đọc Cong Cv 9:1-19, và tóm tắt những điều sau đây qua kinh nghiệm của Phao-lô:
Việc Phao-lô trở lại đạo.
Chức vụ của Phao-lô.
Giải thích chi tiết về PHÚC ÂM ân điển mà Phao-lô đã rao giảng trong sách Rô-ma.
4. Theo Rô-ma 12-15, PHÚC ÂM ân điển tạo ra những tác động nào trong:
a. Đời sống của bạn?
b. Mối quan hệ của bạn đối với tín hữu?
c. Mối quan hệ của bạn với những người chưa tin Chúa?
d. Phản ứng của bạn đối với những người có quyền trên bạn?


Phần 6: I VÀ II CÔ-RINH-TÔ, GA-LA-TI:
NHỮNG THƯ TÍN CỦA PHAO-LÔ VIẾT VỀ
SỰ SỐNG BỞI PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN


LỜI GIỚI THIỆU
Giống như Rô-ma, I và II Cô-rinh-tô và Ga-la-ti là những thư tín thảo luận về PHÚC ÂM của ân điển. Cả ba thư tín nầy được sứ đồ Phao-lô gởi cho các Hội Thánh ở Hy-lạp vàThổ Nhĩ Kỳ là nơi ông và những người đồng sự bắt đầu truyền giảng. Nan đề trong Hội Thánh đòi hỏi Phao-lô giải bày cho các tín hữu biết nên sống bởi PHÚC ÂM của ân điển trong nhà riêng, trong Hội Thánh và cộng đồng như thế nào. Những vấn đề như thế cũng đòi hỏi Phao-lô tự binh vực mình và binh vực PHÚC ÂM của ân điển.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. ICÔ-RINH-TÔ: CƠ ĐỐC NHÂN THỰC TẾ SỐNG TRONG XÃ HỘI NGOẠI ĐẠO.
Cô-rinh-tô là một trung tâm thương mại rộng lớn và quan trọng ở phía bắc Hy-lạp. Đây là một thuộc địa của người La-mã, nổi tiếng với nhiều sắc dân với những nền văn hoá khác biệt, là nơi đạo đức suy đồi và đủ mọi tôn giáo. Phao-lô đã rao giảng PHÚC ÂM và thành lập Hội Thánh Cô-rinh-tô trong hành trình truyền giáo lần thứ hai. Ông đã viết ít ra 4 thư tín cho Hội Thánh nầy và đã mấy lần đến thăm họ vì có nhiều nan đề xảy ra ở đó. Nhiều vấn đề được đề cập trong I Cô-rinh-tô. Những vấn đề nầy có thể được tóm tắt bằng những thuật ngữ nói lên bốn vấn đề quan trọng.
A. Sự hiệp một: Theo Đấng Christ không theo con người (ICo1Cr 1:12, 13).
1. Chỉ có một Cứu Chúa bởi huyết Ngài mà chúng ta được cứu rỗi (ICo1Cr 1:22-24).
2. Mỗi sứ giả của Đấng Christ được xem là những người đồng làm việc với Đức Chúa Trời có trọng trách được giao và họ phải hoàn thành tốt công việc đó (ICo1Cr 4:1, 2).
B. Sự thánh khiết: Anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời (ICo1Cr 6:20).
C. Tình yêu thương: Khi anh em hiệp lại với nhau hãy cùng nhau gây dựng Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ (ICo1Cr 12:31, 14:26;).
1. Dự tiệc thánh một cách xứng đáng bằng cách xem xét mối quan hệ của bạn với những anh em trong Đấng Christ (ICo1Cr 11:28-31).
2. Hãy nôn nả tìm kiếm tình yêu thương. Cũng hãy ước ao những ân tứ thiêng liêng để gây dựng thân thể của Đấng Christ (ICo1Cr 13:13, 14:1, 12).
D. Lẽ thật: Tất cả những điều chúng ta tin đặt cơ sở trên sự phục sinh của Đấng Christ. Làm thế nào mà một số người trong các bạn có thể nói rằng không có sự sống lại từ kẻ chết? (ICo1Cr 15:12, 13).
1. Sự phục sinh của Đấng Christ là trái đầu mùa, bảo đảm sự sống lại của chúng ta và là sự chiến thắng tối hậu của Đức Chúa Trời và vương quốc Ngài trên mọi kẻ thù (ICo1Cr 15:22-24).
2. Bởi vì chiến thắng quyết định của Đấng Christ trên sự chết nên mọi công khó của chúng ta trong Đấng Christ không phải là vô ích, vì chúng ta thuộc về phía chiến thắng (ICo1Cr 15:12, 13).
Đây là sự khác biệt giữa Cơ-Đốc giáo và mọi tôn giáo khác.

II. IICÔ-RINH-TÔ: PHAO-LÔ GIẢI THÍCH VÀ BINH VỰC CHỨC VỤ CỦA ÔNG .
Nhiều người Cô-rinh-tô đã đáp ứng một cách tích cực đối với sự giảng dạy của Phao-lô là một sứ đồ đã ăn năn với sự buồn rầu cách chân thật. Tuy nhiên, một số khác thì không. II Cô-rinh-tô là phản ứng của ông trước phản ứng của người Cô-rinh-tô.
Đây có thể là bức thư thứ tư của Phao-lô viết cho người Cô-rinh-tô.
A. Đời sống thay đổi của anh em là bằng chứng sống nói lên giá trị của sự kêu gọi và chức vụ của tôi là một sứ giả của giao ước mới (IICo 2Cr 3:1, 2).
B. Những sứ đồ thật kinh nghiệm sự chịu khổ vì Đấng Christ. Tôi vui mừng trong sự chịu khổ vì Đấng Christ. Tôi vui mừng trong sự chịu khổ và ngược đãi như thế, vì khi tôi yếu đuối là lúc tôi mạnh mẽ trong quyền năng của Đấng Christ (IICo 2Cr 12:9, 10).

III. GA-LA-TI: PHAO-LÔ BẢO VỆ SỰ KÊU GỌI VÀ BẢO VỆ PHÚC ÂM CỦA ÂN ĐIỂN .
Các Hội Thánh trong tỉnh Ga-la-ti ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ được sáng lập bởi sứ đồ Phao-lô trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất của ông. Một số tín hữu người Do Thái đến từ Giê-ru-sa-lem dạy cho các tín hữu dân ngoại ở Ga-la-ti rằng họ phải chịu cắt bì và vâng theo luật pháp để được cứu. Phao-lô viết cho người Ga-la-ti để chống lại sự giảng dạy sai lạc nầy.
A. PHÚC ÂM của ân điển mà Phao-lô rao giảng đến từ chính Đấng Christ, không phải từ Giê-ru-sa-lem (GaGl 1:11, 12).
B. Anh em tín hữu Ga-la-ti đã nhận Đức Thánh Linh bởi đức tin hay bởi luật pháp? Thế thì tại sao anh em không tiếp tục bước đi trong Đức Thánh Linh bởi đức tin ? (GaGl 3:2, 3).
C. Luật pháp không thể cứu anh em, luật pháp chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu cứu rỗi qua đức tin trong Đấng Christ (GaGl 3:24, 25).
D. Sự cứu rỗi qua đức tin trong Đấng Christ giải phóng chúng ta để chúng ta hầu việc người khác trong tình yêu thương và cũng để làm trọn điều luật pháp dạy là hãy yêu kẻ lân cận như mình (GaGl 5:13, 14).
E. Những người giảng “Một PHÚC ÂM khác” bị rủa sả; họ trật phần ân điển. “Trái” của sự giảng dạy của họ là các công việc của xác thịt vi phạm chính luật pháp mà họ đòi hỏi phải giữ gìn (GaGl 5:2-4, 18-25).
F. Những người sống bởi đức tin và bước đi bởi Đức Thánh Linh sẽ được phước; họ làm trọn luật pháp (GaGl 5:22, 25).

THẢO LUẬN NHÓM.
Phao-lô đã giải quyết vấn đề thiếu sự hiệp nhất trong Hội Thánh Cô-rinh-tô như thế nào và ngày nay chúng ta giải quyết vấn đề nầy trong Hội Thánh như thế nào?
Chúng ta cần có nhiều giáo phái trong Cơ-đốc giáo không?
Việc có nhiều giáo phái trong Hội Thánh có những thuận lợi và bất lợi nào?
“Ân tứ lớn hơn” trong Hội Thánh hàm ý điều gì và không hàm ý điều gì?
Phao-lô mô tả cái giằm xóc vào thịt của ông như thế nào trong IICo 2Cr 12:10.

TỰ NGHIÊN CỨU
Theo ICo1Cr 6:18-20 Phao-lô dạy các tín hữu điều gì để giải quyết vấn đề bất khiết.
Liệt kê ra bốn từ liên quan đến các vấn đề trong Hội Thánh Cô-rinh-tô và giải thích ngắn gọn Phao-lô đã giải quyết từng vấn đề như thế nào?
Tóm tắt việc Phao-lô binh vực sự kêu gọi của ông và binh vực PHÚC ÂM của ân điển ở Ga-la-ti.
Sự kêu gọi:
PHÚC ÂM của ân điển:


Phần 7: Ê-PHÊ-SÔ, PHI-LÍP, CÔ-LÔ-SE, PHI-LÊ-MÔN:
NHỮNG THƯ TÍN TỪ NGỤC TÙ


LỜI GIỚI THIỆU
PHÚC ÂM của ân điển là Tin Lành cho tất cả những ai nhận thức họ đang chết mất một cách vô vọng trong tội lỗi và để trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời họ phải cần đến một Cứu Chúa. Nhưng hệ thống công bình do con người lập ra, dầu mang màu sắc tôn giáo hay không, đều căn cứ trên niềm kiêu hãnh của sự thành đạt. Vì thế họ là kẻ thù lớn nhất của PHÚC ÂM ân điển. Con người không dễ gì từ bỏ sự nhờ cậy nơi chính bản thân họ. Họ thấy khó mà ăn năn một cách khiêm nhường và công nhận họ là một tội nhân không thể tự cứu lấy mình. Vì thế họ cố gắng, một cách ý thức hoặc vô ý thức, dập tắt ánh sáng của PHÚC ÂM để chân tướng của họ không bị lộ diện - Những tội nhân kiêu ngạo khước từ sự công chính được ban cho bởi ân điển của Đức Chúa Trời vì ưa thích sự công bình riêng của họ. Dầu thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời họ vẫn khăng khăng cố chấp và ngạo mạn cho rằng đường lối của họ cao hơn đường lối của Đức Chúa Trời.
Chính những tín đồ sùng bái sự công bình riêng thường xuyên chống đối Phao-lô và sứ điệp của ông. Cuối cùng họ đã thành công trong việc bắt và giam giữ Phao-lô tại Giê-ru-sa-lem. Vì tính mạng của ông bị đe dọa vì thế ông kêu nài phải xét xử vụ án của ông trước hoàng đế La Mã, ông có quyền như thế vì ông là công dân La Mã. Trong lúc chờ đợi để xét xử, ông đã viết bốn thư tín cho các tín hữu Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se và Phi-lê-môn. Trong từng trường hợp việc viết thơ tín được thúc đẩy bởi những lần tiếp xúc riêng của Phao-lô với các tín hữu ở Hy-lạp và phía tây Thổ Nhĩ Kỳ.

DÀN Ý BÀI HỌC.

I. Ê-PHÊ-SÔ: TRONG ĐẤNG CHRIST MỌI TÍN HỮU LÀ MỘT .
Phao-lô rao giảng PHÚC ÂM và bắt đầu ở Hội Thánh Ê-phê-sô ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ trong hành trình truyền giáo lần thứ ba của ông. Ông trải qua hai năm ở Ê-phê-sô để rao giảng. Kết quả là Hội Thánh Ê-phê-sô trở thành trung tâm truyền giáo, từ đó PHÚC ÂM được loan truyền khắp các tỉnh của vùng Tiểu Á. Nhiều Hội Thánh được thành lập, bao gồm bảy Hội Thánh được nói đến trong Khải-huyền. Đúng như Phao-lô dự định, thư của ông không những được Hội Thánh Ê-phê-sô đọc mà còn được các Hội Thánh khắp trong tỉnh đọc.
A. Trong Đấng Christ mọi tín hữu nhận được mọi phước hạnh thiêng liêng kể cả sự hiệp một để vượt qua mọi trở ngại (Eph Ep 2:13-16).
B. Hội Thánh là sự bày tỏ về sự hiệp nhất tối hậu đặc trưng cho thời kỳ viên mãn khi tất cả được hiệp một trong Đấng Christ (Eph Ep 1:9, 10).
C. Vì thế người tín hữu phải sống cuộc đời thánh khiết, yêu thương và phục vụ để nói lên sự hiệp một bởi Đức Thánh Linh vừa trong Hội Thánh vừa trong gia đình của họ (Eph Ep 4:1-3).

II. PHI-LÍP: VUI MỪNG TRONG CHÚA LUÔN LUÔN .
Để đáp lại khải tượng của một người đàn ông Ma-xê-đoan kêu gọi sự giúp đỡ, Phao-lô đã rao giảng PHÚC ÂM và thành lập Hội Thánh Phi-líp thuộc địa của đế quốc La Mã nằm phía bắc Hy Lạp trong hành trình truyền giáo lần thứ hai. Hội Thánh Phi-líp chân thành hỗ trợ Phao-lô bằng những của dâng và đã phái một người trong Hội Thánh là Ép-ba-phô-đích là người đã bị bịnh nặng và suýt chết khi chăm sóc cho Phao-lô tại La Mã.
A. Phao-lô vui mừng vì việc ông bị giam giữ là sự tấn tới cho đạo Tin Lành.
B. Phao-lô khích lệ các tín hữu Phi-líp giữ vững tinh thần để đương đầu với sự chống đối tương tự như những gì mà ông đã từng trải (Phi Pl 1:27-30).
C. Tinh thần khiêm nhường của Đấng Christ là gương cho chúng ta noi theo khi chúng ta tìm hiểu Ngài trong quyền năng của sự sống lại cũng như thông công trong sự chịu khổ của Ngài (Phi Pl 2:4, 5).
D. Vui mừng trong Chúa cho dù mọi sự như thế nào. Đừng lo lắng, nhưng hãy cầu nguyện với sự tạ ơn và sự bình an của Đức Chúa Trời sẽ gìn giữ anh em (Phi Pl 4:4-7).

I. CÔ-LÔ-SE: CHÚA CỨU THẾ JÊSUS LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ ANH EM CẦN .
Phao-lô không sáng lập cũng không thăm viếng Hội Thánh Cô-lô-se ở cách 100 dặm về phía đông của Ê-phê-sô. Hội Thánh được bắt đầu bởi Ê-pháp-ra, một người Cô-lô-se trở lại đạo qua chức vụ của Phao-lô ở Ê-phê-sô. Là người cộng sự , Ê-pháp-ra đã đến La Mã và chia xẻ với Phao-lô về Hội Thánh Cô-lô-se. Phao-lô viết thư nầy để khích lệ và giúp các tín hữu Cô-lô-se hiểu và kinh nghiệm được sự đầy đủ mà họ có trong Đấng Christ. Triết học, luật lệ trong tôn giáo và sự thờ lạy thiên sứ là không cần thiết.
A. Sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Đấng Christ bởi vì Ngài sanh ra đầu tiên trước sáng thế lẫn Hội Thánh. Vì thế, trong mọi vật Ngài ngự chỗ tối cao (CoCl 1:15-19).
B. Bởi vì sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ, người tín hữu không cần điều gì khác ngoài những gì mà họ có trong Ngài để sống một cuộc đời mới cách trọn vẹn (CoCl 2:9, 10).

III. PHI-LÊ-MÔN: CHẾ ĐỘ NÔ LỆ ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG ĐẤNG CHRIST .
Số nô lệ trong nhà riêng hoặc nơi công cộng lên tới một phần ba dân số trong các thành phố của đế quốc La Mã. Trong cộng đồng của những người tin Chúa chế độ nô lệ trở thành vô nghĩa vì chủ và nô lệ trở thành một trong Đấng Christ. Ô-nê-sim là một người nô-lệ trốn chạy khỏi nhà chủ là Phi-lê-môn, ông sống ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên Phao-lô đã dắt dẫn Ô-nê-sim đến với Đấng Christ. Giờ đây, ông được sai trở lại với chủ của ông là người mà Phao-lô đã đưa đến với Đấng Christ mấy năm về trước. Ô-nê-sim mang theo bức thơ “Thuyết phục một cách thân tình” từ Phao-lô. Thư gởi cho Phi-lê-môn và Hội Thánh nhóm trong nhà ông khích lệ ông tiếp nhận trở lại người nô lệ đã trốn như là một anh em trong Đấng Christ (Phil Plm 1:10, 11).
Xin lắng nghe lời nói của Phao-lô trong câu Phil Plm 1:10, 11, 17.
Chính quyền năng biến đổi của PHÚC ÂM, cuối cùng đã đưa chế độ nô lệ trong đế quốc La- mã đến chỗ kết thúc.

THẢO LUẬN NHÓM.
Thảo luận bảy điều ràng buộc các tín hữu lại với nhau trong Đấng Christ được liệt kê trong Eph Ep 4:1-6.
Tại sao Phao-lô lại kết hợp sự phục vụ các tín hữu trong nhà riêng với cuộc chiến thuộc linh trong Ê-phê-sô?
Tại sao tín hữu nên vui mừng trong mọi cảnh ngộ?
Theo CoCl 3:1-4:1 những hàm ý về cuộc sống mới đối với người tín hữu là gì?

TỰ NGHIÊN CỨU
Học Eph Ep 1:3-2:16 và liệt kê ra ít nhất sáu điều mà người tín hữu được ban phước trong Đấng Christ.
Học Cong Cv 16:1-40 và giải thích ngắn gọn Hội Thánh Phi-líp được thành lập như thế nào?
Tại sao Phao-lô viết thư tín cho các tín hữu Cô-lô-se?


Phần 8: I VÀ II TÊ-SA-LÔ-NI-CA, I VÀ II TI-MÔ-THÊ VÀ TÍT
THƠ CỦA PHAO-LÔ GỞI CHO GIỚI LÃNH ĐẠO


LỜI GIỚI THIỆU
Việc hiểu sai những điều được dạy và giảng dạy sai lạc bởi các giáo sư giả cần được tiếp tục đính chính. Hơn nữa, đứng trước thách thức phải chăm lo cho nhiều nhu cầu của những Hội Thánh ở rải rác nhiều nơi đòi hỏi Phao-lô phải huấn luyện những nhà lãnh đạo đáng tin cậy, để họ có thể coi sóc công việc của Đức Chúa Trời. Ti-mô-thê và Tít là hai người mà Phao-lô tin cậy nhất và là những người công tác trung thành trước đó đã giúp Phao-lô làm cho vững mạnh các Hội Thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca và Cô-rinh-tô. Dầu trẻ tuổi nhưng Ti-mô-thê được giao coi sóc các Hội Thánh trong một vùng rộng lớn hơn ở Ê-phê-sô. Tít được giao trách nhiệm coi sóc các Hội Thánh trên đảo Cơ-rết.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. ITÊ-SA-LÔ-NI-CA: SỰ YÊN ỦI LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TRỞ LẠI CỦA CHÚA .
Phao-lô đã rao giảng PHÚC ÂM và sáng lập Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca ở miền trung Hy-Lạp trong hành trình truyền giáo lần thứ hai của ông. Vì bị người Do Thái chống đối, Phao-lô phải rời Tê-sa-lô-ni-ca sớm hơn dự định. Xem điều nầy trong Côngvụ các Sứ-đồ 17. Kết quả sự chống đối nhằm chống lại ông đã chuyển sang Hội Thánh mới thành lập. Vì quá quan tâm lo lắng cho các tín hữu không thể đứng vững trước sự ngược đãi như thế nên ông đã sai Ti-mô-thê trở lại để xem họ thế nào. Khi Ti-mô-thê quay về với một báo cáo tốt lành, Phao-lô đã viết thư tín nầy để bày tỏ sự vui mừng lớn lao về sự kiên định của họ. Ông cũng đã yên uỉ họ và bảo đảm với các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca rằng dầu những người đã chết sẽ sống lại khi Chúa tái lâm.
A. Sự thử thách đức tin và sự cám dỗ của sa-tan phải nhượng bộ đó là gì mà những người thuộc về Chúa phải mong đợi (ITe1Tx 2:2-5 và 3:1-5).
B. Những người đã chết trong Chúa sẽ sống lại trước hết khi Ngài trở lại. Sau đó chúng ta là những người còn ở lại sẽ được cất lên và tất cả chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi (4:14-18).
C. Dầu bị ngược đãi vì Phúc âm chúng ta được giải cứu khỏi cơn thạnh nộ hầu đến (ITe1Tx 5:9-11).

II. TÊ-SA-LÔ-NI-CA: SỬA SAI LIÊN QUAN SỰ TÁI LÂM CỦA CHÚA .
Do hiểu sai về sự trở lại của Chúa, Phao-lô viết thư thứ hai cho các tín hữu Tê-sa-lô-ni-ca. Cho dù có lời tiên tri, lời giảng dạy hoặc thư từ giống như Phao-lô gởi đến khẳng định như thế nào thì ngày của Chúa sẽ không xảy đến trước khi kẻ chống luật pháp xuất hiện. Và ngày của Chúa sẽ không xảy đến khi những gì kiềm chế sự xuất hiện của người nầy bị cất đi (IITe 2Tx 2:1-10).
A. Đức Chúa Trời trách phạt những kẻ gây đau khổ người khác. Ngài trách phạt kẻ chống lại luật pháp và những người bị lừa gạt, đó là những kẻ không yêu mến lẽ thật nhưng ưa thích sự gian ác (IITe 2Tx 1:6-10; 2:8-10).
B. Nhưng anh em là những kẻ tin đã định để được cứu rỗi và chung hưởng sự vinh quang của Chúa Cứu Thế Jêsus qua công việc của Đức Thánh Linh và qua niềm tin vào lẽ thật (IITe 2Tx 2:13-15).

III. ITI-MÔ-THÊ: NHỮNG HƯỚNG DẪN NHẰM CŨNG CỐ HỘI THÁNH Ê-PHÊ-SÔ.
Sứ đồ Phao-lô thường phục vụ theo nhóm. Ông thường để lại các thành viên trong nhóm để coi sóc những Hội Thánh mới được thành lập. Ông cũng sai phái các thành viên trong nhóm như Ti-mô-thê và Tít trở lại để khích lệ và hướng dẫn các tín hữu trong một thành phố hoặc một khu vực. Chính Phao-lô cũng viếng thăm các Hội Thánh. Kết quả vụ xét xử án ở La-mã là Phao-lô được trả tự do. Thay vì đi Tây-ban-nha như ông đã viết cho các tín hữu Rô-ma, ông đã đi về hướng đông để thăm viếng và cũng cố Hội Thánh Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Những Hội Thánh nầy có ba nhu cầu là: Giảng dạy và giáo lý đúng được xác nhận bởi đời sống được thay đổi, việc chỉ định những trưởng lão đáng tin cậy để coi sóc công việc của các tín hữu và cách cư xử thích hợp giữa hội chúng. Phao-lô viết thư nầy để hướng dẫn nếu ông đến trễ thì Ti-mô-thê sẽ “Biết cách cư xử như thế nào trong nhà của Đức Chúa Trời.” (ITi1Tm 3:14, 15).
A. Truyền lịnh cho các thầy dạy luật không được dạy các giáo lý trái ngược với Phúc âm (ITi1Tm 1:3, 10, 11).
B. Nên dạy những gì chân thật. Hãy cẩn thận cách sống và sự dạy dỗ của con (ITi1Tm 4:16).
C. Đừng vội vàng đặt tay và chỉ định các trưởng lão bởi vì họ cần phải thật gương mẫu (ITi1Tm 3:1, 2).
D. Hãy chắc rằng những người đàn bà góa thật có nhu cầu chính đáng được chăm sóc một cách thích hợp (ITi1Tm 5:5).

IV. TÍT: NHỮNG HƯỚNG DẪN ĐỂ CŨNG CỐ HỘI THÁNH CƠ-RẾT .
Cũng giống như Ti-mô-thê, Tít được giao trách nhiệm xếp đặt các công việc trong các Hội Thánh, chỉ định các trưởng lão và nhấn mạnh vào việc giảng những giáo lý đúng. Đây không phải là công việc dễ dàng, vì người Cơ-rết có tiếng “hay nói dối, là thú dữ, ham ăn và lười biếng ” (Tit Tt 1:12, 13).
A. Dạy những điều phù hợp với giáo lý đúng. Dạy người già và phụ nữ, huấn luyện thanh niên biết tự chủ (Tit Tt 2:11-14).
B. Hãy cảnh cáo một hai lần với những người muốn gây chia rẽ. Sau đó đừng làm gì họ vì họ đã tự kết án mình (Tit Tt 3:9-11).

V. IITI-MÔ-THÊ: NHỮNG HƯỚNG DẪN CUỐI CÙNG CỦA PHAO-LÔ ĐỐI VỚI TI-MÔ-THÊ .
Rõ ràng là Phao-lô lại bị tù một lần nữa ở Rô-ma. Dầu không có lời buộc tội rõ ràng, tình trạng bị giam giữ lần thứ hai nầy khó khăn nhiều hơn lần trước. Thay vì bị giữ trong nhà “tạm giam”. Phao-lô bị giam giữ trong nhà tù Mamertine nằm ngầm dưới mặt đất nơi các phạm nhân bị giam giữ cho đến lúc bị hành hình. Nhận biết thời gian của ông không còn bao lâu nữa nên Phao-lô viết cho Ti-mô-thê để khuyên giục ông mạnh mẽ trong ân điển của Chúa Cứu Thế Jêsus, rao giảng lời và mau chóng đến với Mác.
A. Hãy giao phó cho những người trung thành có tài dạy dỗ kẻ khác (IITi 2Tm 2:2).
B. Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chổ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật (IITi 2Tm 2:5).
C. Hãy làm việc của người giảng PHÚC ÂM, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ vì kỳ qua đời của ta đã gần rồi (IITi 2Tm 4:5-8).

THẢO LUẬN NHÓM
Tại sao người tín hữu nên mong đợi sự thử thách và khổ nạn trong đời nầy?
Thảo luận một số cám dỗ và thử thách thông thường mà các tín hữu trong cộng đồng của bạn nên chuẩn bị gặp như là kết quả trong đức tin trong Đấng Christ.
Thảo luận những lời giải thích khác nhau về “Đấng cầm giữ” trong IITe 2Tx 2:7.
Chúng ta có thể học được bài học nào trong công tác truyền giảng ngày hôm nay từ phương pháp làm việc theo nhóm của Phao-lô?
Những lãnh đạo Hội Thánh nên đối xử thế nào với người gây chia rẽ trong Hội Thánh? (Tit Tt 3:9-11).

TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ITe1Tx 2:1-3:5 và Cong Cv 17:1-10. Hãy mô tả những gì Phao-lô và nhóm của ông đã trải qua khi họ đem Tin Lành đến Tê-sa-lô-ni-ca.
Bạn học được những gì từ điều nầy?
Phao-lô hướng dẫn Ti-mô-thê nhiều điều trong hai thư tín gởi cho ông. Nghiên cứu ITi1Tm 4:12-16 và liệt kê những lời chỉ dạy đặc biệt liên quan đến sự giảng dạy và đời sống của ông.
Mối quan tâm chính của Phao-lô đối với I Ti-mô-thê trước khi ông chết là gì? (IITi 2Tm 2:2).


Phần 9: HÊ-BƠ-RƠ VÀ GIU-ĐE:
CÁC THƯ TÍN TỔNG QUÁT GỞI CHO CÁC TÍN HỮU


LỜI GIỚI THIỆU
Khi PHÚC ÂM được loan truyền khắp đế quốc La Mã vào một phần ba cuối thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh ngày càng phải đối đầu với hai thách thức lớn. Sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị thất thủ và đền thờ bị người La Mã phá hủy vào năm 70 SC, sự ngược đãi tôn giáo giảm dần nhưng ngược đãi chính trị gia tăng. Hơn nữa, với cái chết của các Sứ đồ và với sự dấy lên thế hệ thứ hai của người tin Chúa, vấn đề giảng dạy sai lạc cũng gia tăng. Điều nầy đi ngược lại với nền tảng của những thư tín trong Tân Ước đã viết ra và còn lưu giữ. Bởi vì vị trí của người tín hữu không phải luôn luôn là rõ ràng, nên những thư tín nầy được nhận biết bởi tác giả của chúng thay vì bởi người nhận thư. Vì thế, bảy thư tín của Gia-cơ, I & II Phi-e-rơ; I, II & III Giăng và Giu-đe được biết là những thư tín bởi vì được gởi chung cho các Cơ Đốc Nhân. Trong trường hợp của thơ Hê-bơ-rơ, vì việc xác minh xem ai là tác giả của nó không được rõ ràng, nên sách nầy không được xếp vào danh sách thư tín của Phao-lô cũng như thư tín tổng quát. Chúng ta cùng bắt đầu với thơ tín khá độc đáo nầy.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. HÊ-BƠ-RƠ: ĐẤNG CHRIST LÀ CON ĐƯỜNG TỐT NHẤT
Các tín hữu người Do Thái đang đối diện với sự bắt bớ ngày càng gia tăng, có thể là từ những người Do Thái vô tín. Vì thế, họ bị cám dỗ bỏ đức tin nơi Đấng Mê-si-a và trở lại niềm tin Cựu Ước. Thơ nầy là “Lời cổ vũ” hãy kiên trì bởi vì trong Đấng Christ sự đầy trọn của sự khải thị và sự cứu chuộc được tiên báo trong Cựu Ước đã đến (HeDt 1:1-3).
A. Chúa Cứu Thế Jêsus hơn bất cứ vị tiên tri hoặc thầy tế lễ nào trong Cựu Ước vì Ngài là sự thay mặt đích thực của Đức Chúa Trời và trả giá đủ cho mọi tội lỗi (HeDt 3:1).
B. Hãy nhìn xem và tin cậy trọn vẹn nơi Ngài. Ngài vừa là tác giả vừa là người hoàn thành đức tin của chúng ta. Niềm tin của bạn nơi Ngài sẽ được tưởng thưởng xứng đáng (HeDt 12:1-3; 13:7, 8).

II. GIA-CƠ: CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC TIN .
Gia-cơ là anh em của Chúa Jêsus, ông đã không tin Ngài cho đến khi thấy Ngài sống lại từ kẻ chết. Sau nầy Gia-cơ trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong Hội Thánh Giê-ru-sa-lem. Ông viết thư nầy cho các tín hữu Giu-đa bị tan lạc giữa các dân tộc khuyên giục họ bày tỏ đức tin bằng cách giúp cho người nghèo túng và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian. Xem Gia Gc 1:27.
Hãy thực hành lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ (Gia Gc 1:22, 23).
Chứng minh chân giá trị của đức tin của bạn bằng các việc lành (Gia Gc 2:14-17).

III. IPHI-E-RƠ: CHỊU KHỔ VÌ LÀM ĐIỀU ĐÚNG, KHÔNG PHẢI VÌ LÀM SAI .
Chẳng bao lâu sau lễ Ngũ Tuần sứ đồ Phi-e-rơ học biết rằng chịu khổ là một phần trong việc trở nên môn đồ thật của Chúa Jêsus. Bấy giờ, không phải chỉ có những người Do Thái vô tín ngược đãi các tín hữu, mà chính quyền La Mã cũng bắt đầu làm giống như thế. Vì môn đồ của Chúa Cứu Thế Jêsus tin Ngài là Chúa, chớ không tin vào hoàng đế, nên lòng trung thành của họ đối với chính quyền La Mã bị nghi ngờ và mạng sống họ bị đe dọa.
Bạn được chọn để công bố sự ngợi khen và Đấng đã giải cứu bạn (IPhi 1Pr 2:9).
Giống như Cứu Chúa, chịu khổ vì làm đúng, không phải làm sai, và tin cậy Đức Chúa Trời là thành tín vì Ngài ở với con Ngài, là Cứu Chúa và Chúa của bạn (IPhi 1Pr 4:15-19).

IV. II PHI-E-RƠ: LỚN LÊN TRONG ÂN ĐIỂN VÀ BẠN SẼ KHÔNG SA NGÃ .
Sứ đồ Phi-e-rơ cảnh cáo về các giáo sư giả hầu đến, họ sẽ bí mật mở đầu cho các tà giáo gây tác hại lớn, thậm chí phủ nhận quyền tối cao của Chúa là Đấng cứu họ. Họ sẽ sống cuộc đời tội lỗi, chế nhạo và đặt vấn đề rằng Chúa sẽ chẳng bao giờ trở lại đâu.
A. Nếu bạn thêm cho đức tin mình sự nhơn đức và những phẩm tính khác của những người dự phần vào bản tính của Đức Chúa Trời, bạn sẽ chẳng bao giờ sa ngã bởi những sai lầm của các thầy dạy luật (IIPhi 2Pr 1:8-11; 3:17, 18).
B. Chúa trì hoãn sự trở lại vì ân điển Ngài. Ngài không muốn cho một người nào chết mất song muốn cho mọi người đều ăn năn (IIPhi 2Pr 3:9).

V. IGIĂNG: BỞI ĐIỀU NẦY ANH EM BIẾT MÌNH CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI.
Trong ba thư của sứ đồ Giăng viết để chống lại những kẻ cố gắng giải thích lại PHÚC ÂM theo cung cách của triết lý Hy Lạp làm xói mòn lẽ thật của PHÚC ÂM. Vì thế, ông chỉ ra sự sai lầm của những người công bố rằng Chúa Jêsus đã không đến trong xác thịt và xác minh những cách thử nghiệm mà qua đó một tín đồ thật có thể biết họ có sự sống đời đời (IGi1Ga 5:12).
Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài (IGi1Ga 2:3).
Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình (IGi1Ga 3:14).
Bởi điều nầy hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời: Phàm thần nào xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời (IGi1Ga 4:2).

VI. II VÀ III GIĂNG: CHỈ BÀY TỎ LÒNG HIẾU KHÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI GIẢNG DẠY LẼ THẬT
Bởi vì con số những kẻ lừa dối chuyên giảng dạy giáo lý sai trật ngày càng tăng, do đó cách đối phó với những giáo sư lưu động phải dựa trên những gì mà họ giảng dạy về Chúa Jêsus.
A. Đừng bày tỏ lòng hiếu khách đối với những kẻ lừa gạt là những người có linh của Antichrist và phủ nhận Chúa Cứu Thế Jêsus đã đến trong xác thịt (IIGi 2Ga 1:7-11).
B. Hãy bày tỏ lòng hiếu khách đối với những người làm việc vì lẽ thật và đi ra vì danh Chúa Jêsus (IIIGi 3Ga 1:5-8).

VII. GIU-ĐE: CHIẾN ĐẤU CHO ĐỨC TIN
Giu-đe là em của Gia-cơ, dự định viết về sự cứu rỗi mà mọi tín hữu đang hưởng. Nhưng sự xâm nhập một cách bí mật của các giáo sư giả vào trong Hội thánh giờ đây đòi hỏi ông viết về sự chiến đấu cho đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả (Giu-đe 3).
A. Những gì mà các sứ đồ tuyên đoán đã xảy ra. Những kẻ nhạo báng gây ảnh hưởng xấu đến sự thông công và đang tìm cách gây chia rẽ (Giu Gd 1:17-19).
B. Hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhơn Đức Thánh Linh mà cầu nguyện, hãy giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời (Giu Gd 1:20, 21).

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận về ba cách thử nghiệm trước khi một quyển sách được đưa vào trong Tân Ước.
Đặc biệt là những cách thử nghiệm nầy áp dụng như thế nào cho sách Hê-bơ-rơ?
Ba điều Cơ Đốc Nhân không nên làm được đề cập trong HeDt 13:5 là gì?
Theo Gia-cơ chúng ta chứng minh niềm tin của mình như thế nào?
Theo IIPhi 2Pr 1:5-10, những điều giúp các tín hữu khỏi rơi vào chổ sai lầm là gì?

TỰ NGHIÊN CỨU
Tại sao tựa đề những thư tín tổng quát được sử dụng cho tám thư tín cuối cùng trong Tân Ước?
Học HeDt 1:1-3:5 và liệt kê ra những người mà Đấng Christ được so sánh với họ.
Đấng Christ được so sánh với họ như thế nào?
Gia-cơ mô tả đạo thật trong Gia Gc 1:27 như thế nào?
Bạn có thể thực hiện mạng lịnh nầy của Gia-cơ trong cộng đồng Cơ Đốc nơi bạn đang sống như thế nào?
Theo I Giăng, ba cách thử nghiệm mà nhờ đó mà một tín đồ có thể biết họ có sự sống đời đời là gì?


Phần 10: KHẢI-HUYỀN: HOÀN THÀNH MỌI SỰ


LỜI GIỚI THIỆU
Khi tìm hiểu sách Khải-huyền, việc có được một phương pháp thích hợp để học lời Đức Chúa Trời là nhu cầu cấp thiết. Ở đây, khi đọc suốt Kinh Thánh thì có một phương pháp quan trọng được rút ra là “ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật” (IITi 2Tm 2:15) Chúng ta phải hoàn toàn để cho Kinh Thánh bày tỏ chính nó thay vì chúng ta cố hiểu Kinh thánh theo cảm tính của chúng ta. Điều nầy đòi hỏi chúng ta trả lời bốn câu hỏi quan trọng sau:
1. Đoạn Kinh Thánh nầy nói gì? Chúng ta cần hiểu được những gì mà các tác giả thực sự viết bằng cách đọc đi đọc lại một cách cẩn thận đoạn Kinh Thánh đó.
2. Đoạn Kinh Thánh có nghĩa gì? Chúng ta cần khám phá ý nghĩa thật mà tác giả muốn viết ra trong sự soi sáng của bối cảnh lúc đó.
3. Những gì mà tác giả dạy phù hợp mà phần nào còn lại của Kinh Thánh dạy như thế nào? Chúng ta cần hiểu lẽ thật của đoạn Kinh Thánh trong ánh sáng của toàn thể lời khuyên dạy của Đức Chúa Trời.
4. Lẽ thật nầy áp dụng cho chúng ta ngày nay như thế nào? Chúng ta cần áp dụng những gì mà đoạn Kinh Thánh dạy bằng cách trở thành những người làm theo lời, chớ không phải chỉ là người nghe.
Việc học lời Chúa trực tiếp và mắt thấy tai nghe như thế làm cho lời Chúa trở nên sống động và làm thay đổi cuộc đời của chúng ta. Việc nầy cho phép Đức Thánh Linh sử dụng Lời như gươm hai lưỡi (HeDt 4:12). Hãy để Đức Chúa Trời phán trực tiếp với chúng ta lẽ thật mà Ngài đã định từ ban đầu khi Ngài hà hơi cho tác giả viết ra. Bằng cách nầy Kinh Thánh hoàn thành được mục đích của nó. Kinh Thánh khiến cho chúng ta khôn ngoan để được cứu và trang bị để làm mọi việc lành (IITi 2Tm 3:14-17).
Vì thế, chúng ta hãy để cho sách Khải-huyền phán với chúng ta. Chúng ta hãy cùng lắng nghe sứ điệp như các tín hữu đầu tiên đã lắng nghe khi sứ điệp cho bảy Hội Thánh được công bố. Khi chúng ta làm như thế, sách này chắc hẳn sẽ trở nên “Sự Khải-huyền” thật, “Sự Khải-huyền của Cứu Chúa Jêsus (). Đây là sự Khải-huyền của Chúa Jêsus đã ban cho, là sự mặc khải chính mình Ngài.
Vì những lời làm chứng của mình về Chúa Jêsus, sứ đồ Giăng đã bị lưu dày ở cù lao Bát-mô 35 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Nhằm vào ngày của Chúa, bởi sự cảm hóa của Đức Thánh Linh, ông đã viết lại những gì ông thấy. Sự khải thị nầy được gởi cho bảy Hội Thánh ở các tỉnh Tiểu Á nơi ông đã coi sóc các Hội Thánh. Căn cứ vào lời nói của Giăng được Đức Thánh Linh cảm hóa trong các đoạn 1, 4, 17 và 21 Chúa Giê-xu đã bày tỏ sự khải thị của Ngài bốn lần (KhKh 1:10, 11a). Đây là sách Khải-huyền tăng tiến dần của Chúa Jêsus.

DÀN Ý BÀI HỌC.

I. JÊSUS CHRIST, CHÚA CỦA HỘI THÁNH (đoạn 1-3)
A. Mỗi Hội Thánh đều nghe thấy Sứ điệp của Đấng Christ dành cho mình .
Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng Hội Thánh (KhKh 2:7).
Kẻ nào thắng ta sẽ cho ăn trái cây sự sống trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời. (KhKh 2:7).
B. Họ đã nghe gì từ Chúa Cứu Thế Jêsus, Chúa của Hội thánh ?
Ê-phê-sô: Trở lại tình yêu ban đầu (KhKh 2:4, 5).
Si-miệc-nơ: Khá giữ trung tín cho đến chết (KhKh 2:10).
Bẹt-găm: Từ chối sự giao hiệp (KhKh 2:14).
Thi-a-ti-rơ: Ăn năn không sống vô đạo đức (KhKh 3:1, 2).
Sạt-đe: Hãy tỉnh thức và sống (KhKh 3:1, 2).
Phi-la-đen-phi: Hãy giữ lấy điều ngươi có (KhKh 3:11).
Lao-đi-xê: Hãy mở cửa; để cho Đấng Christ nhen lại lòng nhiệt thành của ngươi.
C. Tất cả những gì Đấng Christ phán áp dụng cho mọi Hội Thánh trong mọi thời đại nếu Hội Thánh thắng !
Số bảy là biểu tượng của sự trọn vẹn và toàn hảo.
Tên của một loạt các Hội Thánh nói lên vị trí địa dư, chớ không phải là tiên tri.

II. ĐẤNG CHRIST: CHÚA CỦA LỊCH SỬ (đoạn 4-16).
A. Những gì xảy ra trên trời quyết định những gì xảy ra ở dưới đất .
Gia tăng quy mô thờ phượng Đức Chúa Trời và Chiên con thấy trước về sự công bố trên hoàn vũ của PHÚC ÂM ở trên đất (KhKh 5:13, 7:9, 10).
Sự chết và sự chiến thắng của Chiên Con Đức Chúa Trời khiến cho Ngài có đủ tư cách tháo ấn quyển sách và cai trị như sư tử của chi phái Giu-đa (KhKh 5:5-10).
Việc sa-tan bị thua trận và bị quăng khỏi thiên đàng tạo sự vui mừng lớn trên thiên đàng nhưng gây sự xung đột lớn ở trên đất (KhKh 12:10-12).
B. Giống như những khổ nạn, sự xung đột ở trên đất diển ra trong ba đợt với bảy lần đoán phạt .
Sự đoán phạt công bình của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến trên những dân trên đất là những người có dấu của con thú. Họ được định đưa đến sự ăn năn (KhKh 9:20, 21).
Với những tai vạ ở Ai-cập, dân sự của Đức Chúa Trời được bảo vệ (được đóng ấn). Dầu bị những người không ăn năn ngược đãi, họ vẫn trung tín cho đến chết (KhKh 14:12, 13).

III. CHÚA CỨU THẾ JÊSUS, CHÚA CỦA CÁC CHÚA (17-20).
A. Vương quốc của trần gian trở thành vương quốc của Chúa chúng ta và Đấng Mê-si-a của Ngài (KhKh 11:5).
Ba-by-lôn, vương quốc của sa-tan, sụp đổ (KhKh 18:19-21).
Với các đạo binh của thiên đàng Chúa Cứu Thế Jêsus trở lại làm Vua của muôn vua và Chúa của các chúa, hủy diệt kẻ thù của Ngài (KhKh 19:11-16).
Con thú (Antichrist) và tiên tri giả bị quăng vào hồ lửa (KhKh 19:20).
Sa-tan bị xiềng trong 1000 năm sau đó nó bị ném vào hồ lửa (KhKh 20:7-10).
B. Ngai phán xét trắng lớn xuất hiện .
Mỗi người bị phán xét theo những gì họ đã làm như được ghi trong các sách (KhKh 20:12, 13).
Những người không có tên trong sách sự sống bị ném vào hồ lửa (KhKh 20:14, 15).

IV. CHÚA CỨU THẾ JÊSUS LÀ CHÚA VÀ ĐỨC CHÚA TRỜI TOÀN NĂNG (21 - 22).
A. Giao ước đời đời được ứng nghiệm trong Giê-ru-sa-lem mới :
Ngài ở giữa loài người và Ngài sẽ sống với họ: Họ sẽ là dân của Ngài và Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ (KhKh 21:1-3).
Họ sẽ thấy mặt Ngài và Danh Ngài sẽ ở trên trán của họ (KhKh 22:4).
B. Trật tự cũ cùng với sự rủa sả của nó không còn nữa Đức Chúa Trời làm cho mọi sự nên mới .
Trời mới đất mới thay thế trời và đất đầu tiên vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời làm cho mặt trời và mặt trăng không còn cần thiết (KhKh 21:1, 23).
Sẽ không có sự chết cũng không có than khóc, kêu ca hay đau đớn nữa (KhKh 22:1, 2).
Pa-ra-đi là đã được phục hồi. Tất cả các quốc gia có quyền được đến để hưởng cây sự sống (KhKh 22:1, 2).
Dân của Đức Chúa Trời cùng cai trị với Ngài mãi mãi ( KhKh 19:6; 22:5).

KẾT LUẬN
Mọi việc giờ đây được ứng nghiệm trong Giê-ru-sa-lem mới. Những gì Đức Chúa Trời đã định từ ban đầu cho nhân loại, từ lúc khởi đầu trong vườn Ê-đen được hiểu rõ: Mối quan hệ, mối thông công, sự thờ phượng và sự tể trị. Sách Khải-huyền khép lại với lời mời gọi hai lần (KhKh 22:17).
Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng hãy đến! Hỡi Chúa Jêsus nguyện xin Chúa đến!
Hãy để cho những kẻ khát, đến và uống nước sự sống cách nhưng không (đang khi vẫn còn thời gian). A-men. Hỡi Chúa Jêsus xin đến mau! Ân điển của Chúa Jêsus ở với dân sự Ngài. A-men (KhKh 22:20, 21).

THẢO LUẬN NHÓM
Xem lại phương pháp học Kinh Thánh thích hợp. Đến với chúng ta ngày hôm nay những hàm ý của phương pháp nầy là gì?
Phương pháp nầy được áp dụng để học sách Khải-huyền như thế nào?
Thảo luận câu nói: "Tôi được Thánh Linh cảm hoá" được Giăng sử dụng bốn lần và điều nầy liên quan như thế nào đến quyền của Chúa Cứu Thế Jêsus?
Chúng ta nên giải thích như thế nào về sứ điệp của Chúa Jêsus gởi cho bảy Hội Thánh ở Tiểu Á.
Đóng "Ấn" trong KhKh 7:4
Ấn là gì? (Eph Ep 1:13).
Ai là những người được đóng ấn (RoRm 8:9; KhKh 14:1-5).
Chúng ta nên đáp ứng như thế nào với lời mời hai lần để kết thúc sách Khải-huyền?

TỰ NGHIÊN CỨU
Viết ra mục đích của Kinh Thánh bằng ngôn từ của riêng bạn.
Điều nầy được áp dụng để học sách Khải-huyền như thế nào?
Từ "Khải-huyền" trong sách nầy hàm ý gì?
Liệt kê ra bảy Hội Thánh và sứ điệp mà Chúa Cứu Thế Jêsus gởi cho từng Hội Thánh. Những sứ điệp nầy có áp dụng cho các Hội Thánh ngày nay không?
Học Khải-huyền 19 và 20 và liệt kê các biến cố sẽ đưa thời kỳ nầy đến chỗ chung kết.
Theo sách Khải-huyền đầu tiên Đức Chúa Trời đã sự kiến những gì để cho loài người hiểu biết đầy đủ về thời kỳ mới phát triển?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét