Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

B1. Quyền năng của sự cầu nguyện

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

B1. QUYỀN NĂNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN

Tác giả: Dr. Dick Eastman


PHẦN 1: TIỀM NĂNG BA MẶT CỦA SỰ CẦU NGUYỆN


PHẦN GIỚI THIỆU
Một giáo sư thần học đã nói: Cả Sách Công-vụ có thể được tóm gọn trong ba chữ. Ba chữ đó là: 1. Lên; 2. Xuống; 3. Ra. Đức Chúa Jêsus lên trời; Đức Thánh Linh giáng xuống; và Hội Thánh đi ra. Vậy, cả Sách Công-vụ được gồm tóm chỉ trong ba chữ đơn giản.
Nhưng trước khi Đức Chúa Jêsus lên trời, trước khi Đức Thánh Linh giáng xuống, và trước khi Hội Thánh đi ra thì một việc rất có ý nghĩa đã xảy ra. Hội Thánh đầu tiên được sanh ra. Hãy nghe Đức Chúa Jêsus nói về điều gì liên quan đến sự ra đời của Hội Thánh. Chúng ta biết rằng Ngài đã ban cho các sứ đồ một mạng lệnh sau khi Ngài sống lại ( Mat Mt 28:19, 20; Mac Mc 16:15).
Nhưng trước khi họ có thể đi khắp thế gian, Đức Chúa Jêsus đã ban cho họ một mạng lệnh khác. Mạng lệnh này được gọi là mạng lệnh lớn nhất (Cong Cv 1:4). Ngài phán với họ: “Các ngươi trước hết cần nhóm lại để cầu nguyện.” Sau đó trong câu 8: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi ”. Và điều gì sẽ xảy ra? “… thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất ”. Tất cả những điều đó đều bắt đầu bằng sự cầu nguyện.
Theo ICo1Cr 15:6, Đức Chúa Jêsus đã ban mạng lệnh trên cho 500 môn đồ, nhưng chỉ có 120 người vâng lời. Việc gì đã xảy ra với 380 người còn lại? Điều này có nghĩa là 76% hay cứ 4 người thì có 3 người làm việc khác. Đó cũng là vấn đề thường xảy ra trong Hội Thánh ngày nay. Hầu hết chúng ta đều biết sự cầu nguyện quan trọng như thế nào, nhưng chúng ta lại không thực hiện những gì mà chúng ta nghĩ là quan trọng.
Đó là lý do tại sao chúng ta phải học về sự cầu nguyện.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ RAO GIẢNG TIN LÀNH KHẮP THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
Khả năng thay đổi thế giới bằng sự cầu nguyện
Lưu ý: Những điều Kinh Thánh nói về rao giảng Tin lành cho thế giới trong Mac Mc 16:15.
“Ngài phán cùng các sứ đồ rằng, hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người .”
Ngài không muốn chúng ta bỏ sót một ai.
Kinh nghiệm của Dick Eastman’s ở Ấn Độ.
B. Đức Chúa Jêsus muôn nôi kết sự cầu nguyện với mùa gặt những linh hồn hư mất . Mat Mt 9:35-38).
Vấn đề là mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít (Mat Mt 9:37).
Cách giải quyết “Hãy cầu xin chủ mùa gặt…” (9:38).
Chính trong phân đoạn Kinh Thánh này chúng ta thấy cách giải quyết duy nhất mà Chúa Jêsus đưa ra cho các môn đồ của Ngài trước vấn đề rao truyền Tin Lành ra khắp thế giới là cầu nguyện.

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ HIỆP MỘT CỦA CƠ ĐỐC NHÂN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
Khả năng thay đổi Hội Thánh
Sự cầu nguyện là điều rất cần thiết bởi vì nó tạo nên một bầu không khí hiệp một trong Hội Thánh. (Cong Cv 4:31, 32).
2. Ở đây chúng ta thấy rằng khi tăng cường sự cầu nguyện thì sự hiệp một cũng tăng theo.
Ví dụ về những vận động viên Olympic

III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ TĂNG TRƯỞNG CÁ NHÂN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
Sự cầu nguyện sẽ làm thay đổi cá nhân
1. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên đã nhận ra được điều này. Lưu ý những điều Kinh Thánh nói về sự thiết lập những việc ưu tiên có liên hệ với những người lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên.
Các sứ đồ đã thiết lập ưu tiên trong chức vụ. Cong Cv 6:4; Cầu nguyện và chức vụ giảng đạo.
2. Đôi khi chúng ta vì quá bận rộn với công việc Chúa đến nỗi không có thời gian dành cho Ngài. “Không một hoạt động nào trong việc phục vụ nhà vua có thể bù lại việc bỏ rơi chính nhà vua.”
3. Ngoài sự cầu nguyện, chúng ta không thể nào làm cho tiềm năng của mình lớn lên trong Chúa Jêsus. (Giu-đe 20) Tôi sẽ không thể lớn lên nếu tôi không cầu nguyện; và nếu tôi không cầu nguyện thì Hội Thánh không thể hiệp một, và nếu Hội Thánh không hiệp một thì chúng ta không thể thay đổi thế giới này. Như vậy sự cầu nguyện là cốt lõi của mọi sự.
Mục tiêu cơ bản nhất của sự cầu nguyện là để biết về Chúa Jêsus hơn (Phi Pl 3:10).
Phao-lô đã tóm tắt như sau: “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài !”
Nhưng làm sao chúng ta có thể mở mang sự hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Trời nếu không có sự cầu nguyện? Để biết người nào đó bạn phải dành thời gian với người ấy.

THẢO LUẬN THEO NHÓM
Có lẽ việc tốt nhất cần làmsau khi học một chủ đề như thế này là bắt đầu thực hành điều đó.
Vậy, hãy thành lập một nhóm nhỏ ba hoặc bốn người và cầu xin:
Chúa sẽ làm bùng lên ngọn lửa cầu nguyện trong đời sống các nhà lãnh đạo của Hội Thánh bạn.
Ngọn lửa cầu nguyện sẽ lan ra và trở thành lối sống của tất cả mọi người trong Hội Thánh.
Là một cá nhân bạn sẽ dành nhiều thì giờ với Chúa hơn là thì giờ cho những sinh hoạt tôn giáo.
Nội dung bạn cầu nguyện sẽ có liên hệ đến sự rao truyền Tin Lành ra khắp thế giới, sự hiệp một trong Hội Thánh và sự lớn lên của tín hữu.

TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Mat Mt 28:19, 20; Mac Mc 16:15 và Cong Cv 1:4. Trong những đoạn này, có mối liên hệ gì giữa đại mạng lệnh và điều răn lớn nhất?
Hãy liệt kê một danh sách những sinh hoạt trong Hội Thánh mà ngày nay chúng ta dành cho chúng nhiều thì giờ hơn làsự cầu nguyện.
Chúa Jêsus đã đưa ra cho chúng ta cách giải quyết nào khi đối diện với những nan đề khác nhau trong sự hầu việc Chúa? (Mat Mt 9:35, 38).
Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để cầu nguyện và suy gẫm lời Chúa?
Bạn thấy thời gian này có cân xứng đủ với việc hầu việc Chúa mà bạn được kêu gọi hay không?
Bạn có thể làm gì để hoàn thiện hơn?


PHẦN 2: CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?


LỜI GIỚI THIỆU
Có hàng trăm cách để định nghĩa sự cầu nguyện. Nhưng ở đây tôi sẽ trình bày bốn định nghĩa đơn giản của sự cầu nguyện.
Andrew Murray , trong quyển “Trong trường cầu nguyện với Đấng Christ” ông nói:
“ Quyền lực của thế giới đời đời được đặt vào quyền tùy ý sử dụng của sự cầun guyện. Đó là điều cốt lõi của niềm tin tôn giáo thật, là ống dẫn của mọi phước hạnh, là bí quyết của quyền năng và của đời sống thiêng liêng. Đó là việc làm cao cả nhất và thánh khiết nhất mà con người có thể đạt được. Cầu nguyện là thông công với Đấng vô hình và thánh khiết nhất.”
Và Murray đã kết luận:
“Lời hứa của Đức Chúa Trời chờ đợi sự cầu nguyện để được thi hành, nhờ sự cầu nguyện nước Trời sẽ mau đến và vinh hiển của Đức Chúa Trời sẽ được soi rạng hoàn toàn.”
John Wesley nói rằng:
“Không có sự cầu nguyện, Đức Chúa Trời sẽ không làm bất cứ điều gì, nhưng Ngài làm mọi sự nhờ sự cầu nguyện.” Nếu đúng như thế thì sự cầu nguyện phải hết sức quan trọng. Như vậy cầu nguyện là gì và điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cầu nguyện?

DÀN Ý BÀI HỌC

I. CẦU NGUYỆN LÀ NÀI XIN QUYỀN NĂNG THIÊNG LIÊNG
Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là:
Cầu nguyện là kêu xin với Chúa khi có nhu cầu. Đó là: Đức Chúa Trời ôi, con cần Ngài. Đó là cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ơn phước hay quyền năng để chúng ta có thể lớn lên trong Ngài và để những nhu cầu của chúng ta có thể được đáp ứng.
Ví dụ về tiên tri Ê-li (IVua 1V 18:37, 38).
Ở đây chúng ta thấy việc đối mặt thường xuyên giữa tiên tri Ê-li và các tiên tri Ba-anh được thuật lại. Chúng ta nhớ rằng các tiên tri Ba-anh đã kêu lớn tiếng cùng các thần của họ, nài xin các thần ấy đáp lời bằng lửa. Ngược lại, tiên tri Ê-li chỉ cầu nguyện 26 chữ nhưng quyền năng của Đức Chúa Trời đã được thi hành và lửa từ trời giáng xuống.
B. Ví dụ về vua Giô-sa-phát (IISu 2Sb 18:31, 32).
Ví dụ thứ hai lấy từ kinh nghiệm của vua Giô-sa-phát khi ông bị bao vây bởi kẻ thù. Một lần nữa chúng ta thấy quyền năng của sự cầu nguyện có thể khiến sức mạnh của Đức Chúa Trời từ Thiên Đàng được khai phóng. Loại cầu nguyện này được gọi là: Nài xin Đức Chúa Trời.
C. Ví dụ về Sa-mu-ên (ISa1Sm 7:9, 10).
Ví dụ thứ ba nầy được gọi là: Cầu thay. Đó là khi chúng ta cầu nguyện cho người khác.
Thực vậy, cầu nguyện là nài xin quyền năng thiêng liêng của Đức Chúa Trời, là đem quyền năng ấy đến bất kỳ cảnh ngộ nào mà Cơ Đốc Nhân chúng ta từng đối diện. Tuy nhiên, cầu nguyện còn hơn như thế nữa.

II. CẦU NGUYỆN LÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THUỘC LINH
Điều đó có nghĩa là: Cầu nguyện là cộng tác với Đức Chúa Trời đã dẹp bỏ những chướng ngại do Sa-tan đưa ra. Đôi lúc, chúng ta cầu nguyện thì một điều gì đó lạ lùng xảy ra. Chúng ta không xin Đức Chúa Trời làm điều gì, thay vào đó trong uy quyền của danh Đức Chúa Jêsus chúng ta ra lệnh cho núi phải dời đi.
Chúng ta gọi điều này là Luật về Uy Quyền Thuộc Linh .
Lưu ý: Mat Mt 16:19; 18:18, 19.
Luật này có thể được tóm tắt như sau: Khi chúng ta dùng uy quyền trên đất thì Đức Chúa Trời sẽ khai phóng quyền năng Ngài trên trời.
Ý nghĩa của từ “buộc ”.
“ Bắt buộc bằng sự thề nguyện hay là sự ngăn trở hợp pháp.”
Đây thực sự là một thuật ngữ hợp pháp hơn là một thuật ngữ mô tả một người bị trói buộc hay bị cầm giữ bằng sợi dây cáp, dây xích hoặc là sợi dây thừng. Trong thực tế, vì các thiên sứ thường được mô tả có liên hệ đến cuộc chiến tranh thuộc linh (DaDn 10:10-13 và KhKh 12:7-11). Do đó thật hợp lý khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đưa ra “một mệnh lệnh ngăn cản hợp pháp” trên đất chống lại thế lực của ma quỷ, thì Đức Chúa Trời sẽ sai một thiên sứ thi hành mệnh lệnh đó. Điều đó hợp pháp và “ràng buộc”! Do đó phải được vâng lời.
Phải nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ không thi hành những những mệnh lệnh này nếu chúng ta không đồng công với Ngài. Như thánh Augustine đã nói: “Không có Chúa chúng ta không thể, nhưng không có chúng ta Đức Chúa Trời sẽ không thi hành.”
Như vậy, cầu nguyện là cùng với Đức Chúa trời ra lệnh. Nói rằng: “Sa-tan, ta trói buộc ngươi!”

III. CẦU NGUYỆN LÀ TIẾP NHẬN NHỮNG ĐIỀU BÍ NHIỆM THUỘC LINH
Đó là lắng nghe Đức Chúa Trời, là để Đức Chúa Trời nói chuyện riêng với bạn.
Lưu ý: DaDn 2:21-22.
Thế thì cầu nguyện là tâm sự với Đức Chúa Trời là nói rằng: “Thánh Linh ôi, con nghe Ngài!”

IV. CẦU NGUYỆN LÀ PHÁT HUY TÌNH YÊU THIÊNG LIÊNG VỚI CHÚA
Nên luôn luôn xem cầu nguyện như là một tình yêu riêng tư đối với Cha Thiêng Thượng qua Đức Chúa Jêsus Christ. Điều trọng tâm phải là sự mật thiết hay nói cách khác là biết Chúa ở mức độ sâu nhiệm riêng tư nhất.
Trong DaDn 11:32 chúng ta đọc thấy việc Chúa một cách tường tận có nghĩa gì: “Dân sự biết Đức Chúa Trời mình sẽ mạnh mẽ mà làm những công việc lớn lao ”
Lưu ý: Hai từ: “mạnh mẽ” và “ việc lớn”.
Mạnh mẽ có nghĩa: có hiệu quả cao, hay vững chắc và bền bĩ .
Việc lớn có nghĩa hành động gan da hay là dũng cảm .
Nhưng biết Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?
Chúng ta biết rất rõ SaSt 4:1. “A-đam ăn ở với Ê-va, là vợ mình; người thọ thai. Từ “ăn ở” trong nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ là từ “yada” có nghĩa là: “sự thân mật mang lại sức sống” hay “sự gần gũi riêng tư trực tiếp.” Có phải trong DaDn 11:32 Đức Chúa Trời nói chỉ những ai thực sự gần gũi với Ngài sẽ mạnh mẽ trong cuộc chiến, và sẽ làm được những điều lạ lùng. Cũng như sự thân mật trong hôn nhân tạo nên một mối quan hệ thật sâu sắc và đầy ý nghĩa, sự thân mật với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện tạo nên mối quan hệ thuộc linh đầy ý nghĩa.
TÓM TẮT Cầu nguyện là :
Đức Chúa Trời ôi, con cần Ngài!
Hỡi Sa-tan, ta buộc ngươi!
Thánh Linh ôi, con nghe Ngài!
Jêsus ôi, con yêu Ngài!

THẢO LUẬN NHÓM
Nhắc lại bốn định nghĩa của sự cầu nguyện.
Tại sao hầu hết tín hữu chỉ áp dụng loại cầu nguyện đầu tiên?
Nếu chúng ta sắp sửa cùng với Đức Chúa Trời ra lệnh bằng sự cầu nguyện, chúng ta nên chuẩn bị chính mình như thế nào và khi nào chúng ta có thể làm điều này?

TỰ NGHIÊN CỨU
Bạn hãy viết định nghĩa của sự cầu nguyện bằng cách dùng bốn định nghĩa trong bài này theo lời riêng của bạn.
Loại cầu nguyện nào được gọi là: Nài xin Đức Chúa Trời. Khi nào chúng ta cần đưa ra loại cầu nguyện này?
Cho hai ví dụ trong Kinh Thánh về sự cầu thay.
Giải thích “luật uy quyền thuộc linh” là gì.


PHẦN 3: THỰC HÀNH SỰ CẦU NGUYỆN


LỜI GIỚI THIỆU
Có nhiều việc Đức Chúa Trời muốn làm trên đời sống chúng ta nhưng những việc ấy sẽ không bao giờ xảy ra nếu không có sự cầu nguyện. Chúng ta thường nói về nhu cầu được Đức Thánh Linh xức dầu trên đời sống. Việc xức dầu sẽ khiến chúng ta làm được những việc mà nếu bằng cách khác thì chúng ta sẽ không bao giờ làm được, và việc xức dầu chỉ đến qua sự cầu nguyện.
Trong bài này chúng ta sẽ xem xét cẩn thận việc thực hành sự cầu nguyện trên căn bản là cầu nguyện hằng ngày và chúng ta sẽ góp phần trong việc thay đổi thế giới bằng sự cầu nguyện thường xuyên như thế nào.
Đặc biệt chúng ta sẽ xem xét ba lĩnh vực chính:
Sự ưu tiên của việc cầu nguyện.
2. Kế hoạch cầu nguyện.
3. Nơi để cầu nguyện.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. SỰ ƯU TIÊN CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN
Sự cầu nguyện đứng ở vị trí nào trong đời sống của tôi?
Có lẽ những lời buồn nhất trong cả Kinh Thánh mô tả là dân Đức Chúa Trời lãng quên sự cầu nguyện được tiên tri Giê-rê-mi chép trong Gie Gr 2:31, 32.
“ Hỡi dòng dõi này! Hãy rõ lời Đức Giê-hô-va phán… nhưng dân ta đã quên ta từ những ngày không tính ra được .”
Tiếc thay, điều này cũng đúng đối với đời sống của nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay. Họ rất xao lãng việc quan trọng là gặp Chúa mỗi ngày.
S.D.Gordon nói rằng:
“Chiến thắng thực sự trong mọi sự hầu việc Chúa được giành trước bởi sự cầu nguyện. Sự hầu việc chỉ đơn giản là thu thập kết quả.”
Nếu đúng như vậy thì cầu nguyện là chỗ bắt đầu của mọi sự. Đức Chúa Jêsus phán trong Mat Mt 6:33
“Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa .”
Chúng ta hãy xem xét giá trị quan trọng ba mặt của việc đặt sự cầu nguyện lên vị trí ưu tiên trong đời sống của chúng ta .
Cầu nguyện góp phần vào sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta .
Điều này có nghĩa là nếu tôi không cầu nguyện, tôi sẽ không lớn lên.
Cầu nguyện góp phần sức mạnh thuộc linh .
Sức mạnh thuộc linh liên hệ đến năng lực mỗi ngày chúng ta cần nơi Đức Chúa Trời.
Trong bài cầu nguyện chung có câu:
“Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày” (Mat Mt 6:11).
C. Cầu nguyện góp phần vào sự vững vàng thuộc linh
. Ở đây liên hệ đến những đặc tính của sự trung tín để giữ chúng ta vững bền trong Chúa Jêsus.

II. KẾ HOẠCH HAY CHƯƠNG TRÌNH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN
Chúng ta làm gì khi cầu nguyện?
Tôi có kinh nghiệm cầu nguyện đầy ý nghĩa không?
Thi Tv 19:14 cho chúng ta biết cách dùng những lời phải lẽ để cầu nguyện. “Hỡi Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, và là Đấng cứu chuộc tôi, nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài !”
Lời cầu nguyện của chúng ta có đẹp ý Đức Chúa Trời không?
Lời cầu nguyện của chúng ta có ý nghĩa không?
Cách tôi cầu nguyện có thể khiến cho một điều quan trọng xảy ra hay không?
Một Thi-thiên khác (Thi Tv 5:3) “Đức Giê-hô-va ôi! Buổi sáng Ngài sẽ nghe tiếng tôi, buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài và trông đợi .” Tiếng Hê-bơ-rơ ở đây có nghĩa là: chữ được dùng để diễn tả việc sắp đặt những miếng gỗ và những đồ tế lễ trên bàn thờ một cách thứ tự cũng được dùng để diễn tả việc sắp bánh trần thiết lên bàn.
Ví dụ: XuXh 40:4 cũng dùng chữ đó cho việc sắp đặt của lễ trên bàn thờ. Nói rằng: “chưng…cho có thứ tự”
Một ví dụ khác trong Cac Tl 20:20. “người Y-sơ-ra-ên dàn trận”. Có nghĩa là họ có chiến lược.
Hai việc rất quan trọng trong việc lập kế hoạch cho sự cầu nguyện là :
A. Sự cầu nguyện của chúng ta phải có hệ thống .
1. Hệ thống có nghĩa là có kế hoạch, làm việc có thứ tự, hiệu quả. Điều kiện nào cần có để được một kế hoạch cầu nguyện có hệ thống?
2. Thời gian cầu nguyện của chúng ta nên có tổ chức. Chúng ta phải có những điều mà chúng ta nên tập trung vào.
Lưu ý Gióp đã sắp xếp những điều cầu xin của mình như thế nào trước khi ông cầu nguyện (Giop G 13:18) “Ta đã xếp đặt những duyên cớ tôi ở trước mặt Ngài”
B. Thời gian cầu nguyện của chúng ta nên cụ thể (Mat Mt 7:7)
Điều gì thực sự là trọng tâm trong sự cầu nguyện của bạn?

THẢO LUẬN NHÓM
Kiên quyết trong sự cầu nguyện giúp chúng ta chuyển hóa tinh thần kỷ luật vào trong những khía cạnh khác của đời sống Cơ Đốc Nhân như thế nào?
Làm sao chúng ta có được một kế hoạch hay trật tự trong sự cầu nguyện và tránh được những hình thức, những lễ nghi và sự lập lại vô ích?
Những điều gì chúng ta cần biết về thế giới xung quanh, về Hội Thánh và về mỗi Cơ Đốc Nhân có liên hệ với sự hầu việc Chúa, để chúng ta có thể cầu nguyện một cách cụ thể và khôn ngoan?

TỰ NGHIÊN CỨU
1.Sự cầu nguyện góp phần vào sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta như thế nào?
2.Nghiên cứu 6:1-18: Trong phân đoạn này, Đức Chúa Jêsus dạy chúng ta làm thế nào để tránh thái độ cầu nguyện sai lạc. Ngài cũng chỉ cho chúng ta cách cầu nguyện đúng.
a. Hãy liệt kê một số cách thức cầu nguyện sai.
b. Bằng lời của bạn, hãy viết lại cách thức cầu nguyện đúng.


PHẦN 4: THỰC HÀNH SỰ CẦU NGUYỆN


LỜI GIỚI THIỆU
Đây là phần tiếp theo của bài trước.
Cầu nguyện khiến cho lòng của chúng ta liên kết với chính Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nói về những điều khác nhau của sự cầu nguyện. Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục với việc thực hành sự cầu nguyện. Làm thế nào chúng ta có thể phát huy thời gian cầu nguyện hằng ngày với quyền năng và hiệu quả.
Chúng ta kết thúc bài trước với sự cầu nguyện có hệ thống. Nhưng còn một việc chúng ta chưa bàn đến.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. SỰ CẦU NGUYỆN CỦA CHÚNG TA NÊN ĐẦY ĐỦ
A. Điều này có nghĩa là chúng ta nên bao gồm mọi thứ cầu xin khi chúng ta cầu nguyện. Trong phân đoạn về cuộc chiến tranh thuộc linh (Eph Ep 6:18) có nói rằng:
“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin, Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ .”
B. Một phân đoạn khác trong Mat Mt 26:40, 41 có nói:
“… Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được! Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ …”

II. CHÚNG TA HÃY XEM XÉT 12 CÁCH CẦU NGUYỆN CỤ THỂ MÀ KINH THÁNH NÓI ĐẾN:
Ngợi khen
Trong bài cầu nguyện chung, Đức Chúa Jêsus dạy các môn đồ phải cầu nguyện như thế nào và bài cầu nguyện đó bắt đầu như vầy: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh”( Mat Mt 6:9).
Ngợi khen là gì?
Ngợi khen là nhận biết bản chất của Đức Chúa Trời. Suy nghĩ Đức Chúa Trời là ai và nói lên điều đó.
Tóm tắt : Ngợi khen là tán dương Đức Chúa Trời (Thi Tv 63:3).
Ngợi khen là tôn cao Đức Chúa Trời bằng những từ ngữ công bố tất cả về Ngài.
B. Chờ đợi: linh hồn yên lặng đầu phục (46:10).
Tóm tắt : Chờ đợi là kính yêu Đức Chúa Trời trong khi cầu nguyện. Là tương giao với Chúa và nói với Ngài là chúng ta yêu Ngài. Yên lặng và tập trung vào Đức Chúa Trời.
C. Xưng tội : Để cho Đức Chúa Trời tẩy sạch con người tội lỗi của chúng ta.
Tóm tắt : Xưng tội là nhận rằng mình sai trật (Thi Tv 139:23).
Là “đồng ý với Đức Chúa Trời” khi Thánh Linh cho chúng ta biết tội lỗi của mình.
Cầu nguyện từ Kinh Thánh .
Có nghĩa là xác nhận Kinh Thánh trong khi cầu nguyện (Gie Gr 23:29). Chúng ta trích những phân đoạn Kinh Thánh khi cầu nguyện.
E. Tỉnh thức : Là phát huy sự tỉnh thức thánh trong khi chúng ta cầu nguyện (CoCl 4:2).
Tóm lại : Canh chừng là có thái độ tỉnh táo. Đó là để ít phút để suy nghĩ về điều gì mà chúng ta phải cầu nguyện, những nhu cầu mà Đức Thánh Linh đem đến trong tâm trí chúng ta.
F. Cầu thay : Là cầu nguyện cho người khác.
Tóm tắt : Cầu thay là nhớ đến người khác trong khi cầu nguyện. Là chiến đấu cho người khác trong cuộc chiến thuộc linh, bằng cách trình dâng những nhu cầu của họ lên cho Đức Chúa Trời hoặc thay mặt họ đứng lên chống lại Sa-tan (ITi1Tm 2:1, 2).
G. Nài xin : Là trình dâng những nhu cầu của riêng mình lên cho Đức Chúa Trời khi cầu nguyện, cả về vật chất lẫn thể chất.
Tóm tắt : Nài xin là trình dâng những nhu cầu cá nhân trong khi cầu nguyện (Mat Mt 7:7).
H. Tạ ơn : Đây là một dạng của sự xưng nhận.
Tóm tắt : Tạ ơn là bày tỏ lòng biết ơn trong khi cầu nguyện. Khác với ngợi khen, ngợi khen là nói lên Đức Chúa Trời là ai, tôn cao Ngài vì bản chất và đặc tính của Ngài . Tạ ơn là cảm tạ Chúa về những gì Ngài đã làm cho bạn. (ITe1Tx 5:18).
I. Ca hát :
Tóm tắt : Ca hát là tạo nên giai điệu trong sự cầu nguyện. Là thêm giai điệu vào bất cứ phần cầu nguyện nào của chúng ta, bao gồm sự ca ngợi, sự cảm tạ và những thơ thánh (Eph Ep 5:18, 19).
J. Suy gẫm : Là một dạng yên lặng khác của sự cầu nguyện.
Tóm tắt : Suy gẫm là sự suy tư thiêng liêng trong khi cầu nguyện. Là nghĩ về Đức Chúa Trời, cách thức của Ngài và lời Ngài (Gios Gs 1:8).
K. Lắng nghe : Lắng nghe Đức Chúa Trời.
Tóm tắt : Là nghe Đức Chúa Trời nói với chúng ta trong khi cầu nguyện. Nghe Ngài phán bảo với chúng ta những gì chúng ta cần làm vào chính ngày đó.
L. Ngợi khen :
Tóm tắt : Ngợi khen là lớn tiếng vui mừng trong khi cầu nguyện (Thi Tv 71:14)
Chúng ta bắt đầu sự cầu nguyện với việc tán dương Đức Chúa Trời và bây giờ kết thúc sự cầu nguyện với một thì giờ thật vui thích, vì chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai và thấy được sự thành tín của Ngài trong việc đáp lời cầu nguyện của chúng ta.

KẾT LUẬN
Nếu một người nào dành năm phút cho mỗi lãnh vực của sự cầu nguyện, người đó có thể dễ dàng dành ra một giờ để cầu nguyện mỗi ngày. Ba phút dành cho mỗi lãnh vực sẽ tương đương với hơn 30 phút cầu nguyện.
LƯU Ý QUAN TRỌNG
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là đừng bao giờ để sự cầu nguyện trở thành nghi thức. Mặc dù chúng ta có thể mở một kế hoạch cầu nguyện, chúng ta nên luôn luôn cẩn thận không được cản trở Thánh Linh trong việc hướng dẫn từng thì giờ cầu nguyện của chúng ta tùy theo ý Ngài.

THẢO LUẬN NHÓM
Chúng ta đã nghe những bài giảng về sự cầu nguyện rất nhiều lần nhưng không có thì giờ để thực hành những bài giảng đó. Chúng ta hãy dành thì giờ thảo luận theo nhóm này để thực hành những lãnh vực của sự cầu nguyện.
Mỗi người nên dành ba phút cầu nguyện lớn tiếng về mỗi lãnh vực.
Lưu ý : Chờ đợi, tỉnh thức, suy gẫm và lắng nghe có thể được thực hiện cùng một lúc.

TỰ NGHIÊN CỨU
Làm những việc sau để mở mang tri thức của bạn về lời Đức Chúa Trời có liên hệ với mỗi lãnh vực của sự cầu nguyện:
Bằng lời của bạn, hãy cho biết mỗi lãnh vực của sự cầu nguyện có ý nghĩa như thế nào đối với bạn (một câu cho mỗi lãnh vực).
Chọn một phân đoạn hay một câu Kinh Thánh khác với những câu được trích trong bài để chứng minh cho mỗi lãnh vực đó.
Ngợi khen:
Chờ đợi:
Xưng nhận:
Đọc Kinh Thánh:
Tỉnh thức:
Cầu thay:
Nài xin:
Tạ ơn:
Ca hát:
Suy gẫm:
Lắng nghe:


PHẦN 5: MỤC ĐÍCH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN


LỜI GIỚI THIỆU
Trong bài này chúng ta sẽ học về mục đích của sự cầu nguyện. Chúng ta sẽ hiểu được mục đích cuối cùng và phạm vi của sự cầu nguyện. Lý do gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta món quà cầu nguyện thật tuyệt vời này? Tại sao Đức Chúa Trời ban Con Ngài để chịu chết trên cây thập tự để chúng ta có thể được cứu và để nhân loại có thể được hòa thuận với Đức Chúa Trời? Không có gì khiến cho Đức Chúa Trời quan tâm hơn là sự cứu rỗi những linh hồn bị hư mất.
MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN LÀ GIÚP THU MÙA GẶT NHỮNG LINH HỒN HƯ MẤT .
Những việc lớn lao đang xảy ra trên khắp thế giới .
Mười năm trước, mỗi ngày có 75.000 người đến với Chúa Jêsus.
Ngày nay, mỗi ngày có từ 100.000 đến 150.000 người đến với Chúa Jêsus.
Đến năm 2000, mỗi ngày sẽ có 200.000 người đến với Chúa Jêsus.
Ở Trung Quốc mỗi ngày có hơn 35.000 người đến với Chúa Jêsus.
Ở Châu Phi, mỗi ngày có ít nhất 25.000 người đến với Chúa Jêsus.
Ở Châu Mỹ La-tinh mỗi ngày có 35.000 người đến với Chúa Jêsus.
Mùa gặt linh hồn lớn lao nhất ở Nga.
* Bí quyết của mùa gặt lớn này trên khắp thế giới là gì? Bí quyết đó là sự cầu nguyện.
* Đó cũng là trọng tâm trong bài học cuối cùng. Chúng ta sẽ học bốn điều sâu sắc liên quan đến điều này.

DÀN Ý BÀI HỌC

I. CẦU NGUYỆN LIÊN HỆ ĐẾN MÙA GẶT CUỐI CÙNG (Thi Tv 67:1, 2).
Thi Tv 67:1 nói gì?
Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta khi chúng ta thất bại.
Nguyện sự thương xót Ngài giáng xuống trên chúng tôi.
Và ban cho chúng tôi nhiều ơn phước.
Nguyện sự vinh hiển Ngài giáng trên chúng tôi.
Tại sao Chúa ban phước cho chúng ta và vinh hiển Ngài phải ở trên chúng ta?
B. 67:2
Kinh Thánh cho chúng ta những lời diễn giải sau:
“Nguyện Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót ban phước cho chúng tôi. Nguyện mặt Ngài rạng rỡ khi nhìn chúng tôi. Xin Ngài đem chúng tôi đi khắp nơi trên thế giới để rao truyền Tin lành về quyền năng cứu rỗi của Ngài và kế hoạch đời đời của Ngài cho tất cả nhân loại.”
C. Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho chúng tôi, và các đầu cùng đất đều sẽ thờ phượng Ngài (67:7)

II. MỘT LỜI HỨA LIÊN QUAN ĐẾN MÙA GẶT CUỐI CÙNG (Mat Mt 24:14).
Đây là dấu hiệu hay là một sự kiện phải xảy ra trước khi Đức Chúa Jêsus trở lại.
“Tin Lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân …”
“Khắp đất” trong tiếng Hy Lạp là: “OIKUMENE” có nghĩa: nơi có người ở.
Chữ này xuất phát từ một chữ Hy Lạp khác: “OIKOS” có nghĩa là: nhà có người ở. Đây là điều mà Đức Chúa Jêsus nói: Tin Lành phải đến được hết thảy mọi nhà.
Bạn sẽ cầu nguyện và sang nhà láng giềng để việc này được xảy ra không?
“Muôn dân” trong tiếng Hy Lạp là: “ETHNOS” có nghĩa là các dân tộc.

III. MỘT TIỀN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MÙA GẶT CUỐI CÙNG
Tiền đề là gì ?
“Tiền đề là một sự gợi ý mà một lý luận đều dựa vào đó hoặc từ đó có thể rút ra kết luận.”
B. Tiền đề :
Không phải thế giới thì được truyền bá Phúc Âm mà là con người phải được nghe Phúc âm. Để tin lành được rao truyền khắp thế giới (thế giới theo nghĩa đen) bằng cách thức có thể tính được thì chúng ta phải đi đến nơi nào có người ta sống.
Cong Cv 5:28, 29, 42.
Họ đi đến mọi nhà.
Họ giảng Tin Lành ở nơi công cộng.
Để Tin Lành được rao truyền ra khắp thế giới, chúng ta phải đi đến nơi nào có người ta sống.

IV. SỰ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN MÙA GẶT CUỐI CÙNG (KhKh 7:9-12).
A.Vô số người không ai đếm được
Mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi thứ tiếng.
Từ “nước” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ mỗi nhóm người trên thế gian.”
B. Hết thảy đều công bố (7:12).

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận về những nhóm người cụ thể trong khu vực của bạn cần được nghe Tin Lành.
Những trở ngại gì ngăn cản họ biết Đấng Christ?
Cầu nguyện để Chúa dẹp hết những cản trở đó và sai những con gặt đến cùng những người này.

TỰ NGHIÊN CỨU
Dấu hiệu nào phải xảy ra trước khi Đấng Christ đến lần thứ hai.
Giải thích điều gì cần phải làm để “Tin Lành được rao truyền ra khắp thế gian” như Dick Eastman đã giải thích trong bài học.
Hãy liệt kê một danh sách những dân tộc mà bạn sẽ cầu nguyện cho để Tin Lành có thể đến được với mọi người ở đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét