Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

B2. Chức vụ giúp đỡ

CƠ ĐỐC MỤC VỤ ( Chương trình ISOM )

B2. CHỨC VỤ GIÚP ĐỠ

Tác giả: Buddy Bell


PHẦN 1: CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA MỘT NGƯỜI PHỤC VỤ


LỜI GIỚI THIỆU
Tôi muốn chia xẻ cùng các bạn về một chức vụ mà rất ít người đã được nghe nhắc đến trong Kinh Thánh. Và tôi cũng đang nói về những người giúp đỡ trong Hội Thánh. Tôi muốn thách thức và khiêu khích các bạn để bạn các có thể thấy được vị trí mình trong thân thể Đấng Christ.
Những người đi đến nhà thờ, giữ cho mình một chỗ nhóm, mỉm cười với mục sư và rồi ra về, nhiều hơn là những người sẵn sàng bước vào trong công tác thuộc linh.

DÀN Ý BÀI HỌC
ICo1Cr 12:27,28
Sự làm chứng về cuộc đời của Buddy Bell

I. SỰ CỨU RỖI
Buddy Bell đã tham dự buổi truyền giảng cùng với vợ
Vào đêm thứ hai của buổi truyền giảng ông là người đầu tiên bước lên tòa giảng để tin nhận Chúa.
Ông đã đứng đó hơn một tiếng đông hồ.
Nhưng không một ai đề cập đến việc tin nhận Chúa Jêsus.
Những ngày kế tiếp, vợ chồng ông được mời tham dự nhiều buổi nhóm thờ phượng chung.
Vợ chồng ông Buddy Bell đã đi học Kinh Thánh, và được nghiên cứu trong RoRm 10:9,10
Trên đường về nhà họ nhận thấy rằng nhu cầu của họ là cần phải tiếp nhận Chúa.
Trong chiếc xe, đang trên đường về nhà, họ đã tiếp nhận Giê xu là Chúa và là Đấng Cứu Thế.

II. SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Họ bắt đầu tham dự vào một Hội Thánh nhỏ trong cộng đồng của họ.
Buddy Bell vẫn tiếp tục nghe tiếng gọi “hãy tham gia vào”
Ông ta không thỏa mãn với việc chỉ có mặt trong nhà thờ để nhóm lại, mà ông muốn tham gia vào công việc trong Hội Thánh
Ông đã nói chuyện với mục sư và hỏi xem làm thế nào để trở nên một người trưởng thành hơn trong Hội Thánh.
Vị mục sư nói với ông rằng ông phải đợi cho đến khi một trong những vị trưởng lão chết.
Câu trả lời này làm cho ông bị bối rối.
Dần dần niềm tin của ông bị phá vỡ vì cớ thiếu sự thông biết (OsHs 4:6)

III. MỘT TIẾN TRÌNH KHỞI ĐẦU
Ước muốn mãnh liệt để tìm thấy vị trí của ông trong thân thể Đấng Christ vẫn còn đó.
Buddy Bell đã hỏi mục sư rằng liệu ông có được cấp chứng nhận không.
Vị mục sư trả lời là có nếu như ông tốt nghiệp hạng nhất từ một trường Kinh Thánh cách đây nhiều dặm.
Điều này càng đem đến cho ông sự bối rối, thất vọng, và cả sự giận dữ trong đời sống ông.
Ông không muốn nói về Chúa Jêsus nữa.
Nhưng dường như ông nghe tiếng của Đức Chúa Trời đang gọi ông, và rồi Ngài đóng sầm cánh cửa trước mặt ông.
Ông vẫn còn tiếp tục nghe tiếng Chúa gọi “hãy tham gia vào ”
Mọi người nói với ông rằng Đức Chúa Trời đang kêu gọi ông bước vào trong chức vụ hầu việc Chúa và khuyên ông nên đi học trường Kinh Thánh
Ông được giới thiệu đến học hàm thụ tại một trường Kinh Thánh
1. Những bài giảng ở trường luôn nhấn mạnh đến việc phát huy thói quen nghiên cứu tìm tòi.
2. Điều này chỉ càng gây cho ông thêm thất vọng.
Dần dần niền tin của ông bị phá vỡ vì cớ thiếu sự thông biết (4:6)
Ông quyết định đưa gia đình đi đến nơi có trường Kinh Thánh
Trong đơn xin nhập học ông đã nói dối và tuyên bố rằng ông là một trong số năm mục sư đã được Chúa kêu gọi.
Những sinh viên khác đã đưa ra bằng chứng cho việc họ được kêu gọi để trở thành nhà truyền giáo, để trở thành mục sư và thầy giáo.
Buddy Bell đã không làm như vậy. Ông chỉ nói rằng ông được kêu gọi để bước vào trong chức vụ.

IV. CHỨC VỤ NÂNG ĐỠ
A. Vợ chồng Buddy Bell quyết định dự phần vào Hội Thánh nơi họ đang sống và trở thành những người tiên phong.
Trước khi giảng, vị mục sư thường trưng dẫn một câu Kinh Thánh: ISu1Sb 22:15 (KJV) “Vả lại, con có nhiều nhân công, thợ đục đá, thợ hồ, thợ mộc, đủ người thạo về các thứ công việc”
Câu Kinh Thánh này không liên quan gì đến bài giảng cả.
Trong buổi nhóm thờ phượng kế tiếp vị mục sư lại trưng dẫn một câu Kinh Thánh tương tự, và một lần nữa câu Kinh Thánh đó cũng lại không liên quan đến bài giảng.
Vị mục sư có mục đích gì khi ông nói theo nghĩa đen về đời sống của những người Đức Chúa Trời đã kêu gọi để nâng đỡ những kẻ yếu đuối trong thân thể Đấng Christ.
Mỗi lần Buddy Bell nghe đến câu Kinh Thánh này, thì trong ông dường như có một ngọn lửa đang thôi thúc, ngọn lửa ấy gần như muốn thoát ra khỏi ông để bùng cháy.
Ông bắt đầu nhìn quanh trong Hội Thánh để xem có việc gì làm hay không.
Đức Chúa Trời đã đặt để tình yêu thương trong ông dành cho mục sư và Hội Thánh.
Thánh Kinh đã dạy rằng tình yêu thương phải cho thành thật.
Đức Chúa Trời đang tìm kiếm một con người chân chính.
Ông bắt đầu tham gia làm người hướng dẫn chỗ ngồi, treo thông báo và chào đón mọi người khi họ đến dự nhóm thờ phượng.
Ông sẵn sàng giúp đỡ mọi người và làm bất cứ công việc gì cần được làm.
Niềm vui sướng trong sự hầu việc Đức Chúa Trời đã làm tan biến tất cả những nỗi thất vọng, sự bối rối và giận dữ trong ông.
Những người khác bắt đầu gọi ông và vợ ông bằng nhiều cái tên, rất khác thường và kỳ lạ. Điều này càng khiến cho ông thêm thất vọng.
Sau đó Đức Chúa Trời soi dẫn ông bằng câu Kinh Thánh trong ICo1Cr 12:27, 28 (KJV) “Vả anh em là thân của Đấng Christ, và là chi thể của thân,ai riêng phần nấy. Đức Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến là kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bịnh, giúp đỡ, cai quản, nói các thứ tiếng”.
Câu Kinh Thánh trên đã nói đến từ “giúp đỡ” như một trong những chức vụ mà Đức Chúa Trời đã lập ra trong Hội Thánh.
Câu Kinh Thánh này làm cho ông có thể trút bỏ được nỗi thất vọng.
ÁP DỤNG
Trong khóa học này các bạn sẽ được nghiên cứu về nhiều vấn đề và nhiệm vụ của bạn trong thân thể Đấng Christ là nâng đỡ. Đức Chúa Trời đã ban cho mục sư của bạn khải tượng để ông tham gia hầu việc Chúa trong Hội Thánh bạn. Và để thực hiện khải tượng mà Ngài đã ban cho thì nơi đó cần phải có người tình nguyện.

THẢO LUẬN NHÓM
Có phải khi chúng ta được kêu gọi vào trong chức vụ có nghĩa là chúng ta đã làm được điều “vĩ đại” rồi chăng?
Hãy thảo luận xem điều gì đã thu hút làm cho bạn bước vào trong sự hầu việc Chúa.
Bằng cách nào mà bạn có thể giúp đỡ mọi người nhận thấy được sự giao thông của họ trong thân thể Đấng Christ?
Trong ICo1Cr 12:27-28 ai là những người mà Đức Chúa Trời đã chỉ ra để hầu việc trong Hội Thánh?
Tại sao ngày nay trong Hội Thánh chức vụ giúp đỡ ít được nhấn mạnh đến?

TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy nghiên cứu những điều cơ bản mà Đức Chúa Trời muốn chỉ ra cho một số người và ban cho họ chức vụ giúp đỡ đã được dạy dỗ trong suốt quyển Kinh Thánh.
Hãy đọc ISu1Sb 22:15, và ghi ra những công việc mà bạn có thể làm được cho Đức Chúa Trời trong khía cạnh nâng đỡ.


PHẦN 2: ĐỨC CHÚA TRỜI SỬ DỤNG
CẢ NGÔI SAO LẪN NGỌN NẾN


LỜI GIỚI THIỆU
Tôi muốn tiếp tục bày tỏ cho bạn thấy được tầm quan trọng của chức vụ nâng đỡ như thế nào. Mọi người vẫn thường hỏi rằng liệu chức vụ này có trong Kinh Thánh hay không. Và Đức Chúa Trời có thực sự nói về điều đó hay không? Cũng như tất cả những chức vụ ấy có quan trọng đối với Đức Chúa Trời không?
Nào chúng ta hãy cùng xem trong ICo1Cr 12:28, Đức Chúa Trời đã lập ra trong Hội Thánh Ngài những người giúp đỡ mục sư. Và chúng ta cũng thấy rằng con người không thể tự tạo nên được chức vụ này, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới là Đấng dựng nên trời và đất.

DÀN Ý BÀI HỌC
ICo1Cr 12:28

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ SỰ NÂNG ĐỠ
Trong các ơn mà Đức Chúa Trời ban cho thì không có ơn nào là cao trọng hơn ơn nào cả. Cũng vậy, những chức vụ trong Hội Thánh thì không dựa trên sự cao trọng, nhưng dựa trên sự hầu việc. Không có ơn nào được sử dụng để phục vụ nhiều hơn ơn nào. Đức Chúa Trời đã dùng cả ngôi sao và ngọn nến để soi sáng cho thế gian.
Các vì sao là những danh nhân nổi tiếng trong Kinh Thánh và những ngọn nến là những người mà chúng ta ít được nghe đến trong Kinh Thánh.
Và trong Kinh Thánh thì có nhiều ngọn nến hơn ngôi sao.
B. Ngôi sao chỉ tỏa sáng một lần, còn ngọn nến thì lại có thể tỏa sáng mãi mãi
C. Trong cơn bão tố các vì sao không thể tỏa sáng, nhưng chúng ta lại có thể đem những ngọn nến ra bên ngoài.

II. SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỐI VƠI NGÔI SAO VÀ NGỌN NẾN (HeDt 6:10)
Người vác binh khí cho Giô-na-than (ISa1Sm 13:1-14:15).
Sau-lơ và Giô-na-than là những vì sao (13:2-4).
Người vác binh khí cho Giô-na-than là ngọn nến (14:6-7).
C. Những vị mục sư là Giô-na-than cùng với thanh gươm.
Còn những thành viên trong Hội Thánh là những người vác binh khí.
Giô-na-than biết nơi đâu sẽ xảy ra trận đánh và người vác binh khí cũng đã phó thác đời sống mình cho Đức Chúa Trời (14:7).
Hỡi mục sư Giô-na-than, Ta sẽ ở với ngươi khi ngươi thực hiện những gì mà Đức Chúa Trời phán dạy ngươi.
Người vác binh khí của Giô-na-than biết rằng Đức Chúa Trời của chúng ta sử dụng cả ngôi sao và ngọn nến để soi sáng cho thế gian Ngài.
Người vác binh khí này cũng biết rằng Đức Chúa Trời của chúng ta là công bình khi Ngài nhớ đến công khó về tình yêu thương của dân Y-sơ-ra-ên.
Các bạn vẫn còn ở cùng Giô-na-than hay các bạn đã từ bỏ ông rồi? (14:8)
Ủng hộ Giô-na-than là điều rất quan trọng để bạn có thể biết cách đi sâu vào trận đấu.
Sẽ có hai thanh gươm nếu như người vác binh khí cho Giô-na-than để ông một mình.
Đã nhiều lần, khi bắt đầu một việc gì thì dường như chỉ có những vị mục sư mới biết cách sử dụng thanh gươm.
Tại sao đất bị rúng động? Và tại sao có sự hãi hùng trong trại quân của kẻ thù? (14:15).
Bởi vì Đức Chúa Trời của chúng ta công bằng khi Ngài nhớ đến công khó về tình yêu thương của dân Y-sơ-ra-ên.
Có như vậy là vì Đức Chúa Trời của chúng ta đã sử dụng cả ngôi sao lẫn ngọn nến để soi sáng cho thế gian Ngài.
Trong sách ICo1Cr 12:28, thì ngay ở chính trong sứ đồ, đấng tiên tri và thầy giáo, bạn có thể tìm thấy được sự giúp đỡ.
Và cũng vậy, ở giữa các vì sao, bạn có thể tìm thấy những ngọn nến.
Các bạn đừng bao giờ hổ thẹn vì cớ mọi người biết bạn là đầy tớ của Đức Chúa Trời nhưng hãy trở thành những người mà Đức Chúa Trời muốn.

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận thêm về câu nói này:
Trong các ơn mà Đức Chúa Trời đã ban cho thì không có ơn nào cao trọng hơn ơn nào.
Làm thế nào để có thể áp dụng câu nói này vào trong cách làm việc của mục sư ở quốc gia bạn.
Nếu thật sự đúng là Đức Chúa Trời sử dụng cả ngôi sao lẫn ngọn nến, thì bạn có thể nhận ra được những ngọn nến trong Hội Thánh mình không? Và bạn có cầu nguyện cho họ không, hay là bạn chỉ ngợi khen những ngôi sao mà thôi?
Hãy gợi ý thêm một vài cách thức để làm cho những ngọn nến trong Hội Thánh bạn có kết quả hơn.

TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy nghiên cứu trong ISa1Sm 13:1-14:15, và rút ra các yếu tố cơ bản về mối liên hệ giữa Giô-na-than và người vác binh khí để chúng ta có thể áp dụng vào trong mối liên hệ giữa những người lãnh đạo Cơ Đốc và những người theo họ trong Hội Thánh ngày nay.
Bạn hãy tự nhận xét mình là Giô-na-than hay người vác binh khí.


PHẦN 3: ĐỪNG LO NGẠI VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO HAY
CÁCH TỔ CHỨC VÀ NHỮNG CƠ CẤU TRONG HỘI THÁNH


LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta có người lãnh đạo, có tổ chức và cơ cấu trong Hội Thánh địa phương là điều hết sức quan trọng. Có những người trong Đấng Christ tin rằng chúng ta không nên có tổ chức hay cơ cấu gì cả trong Hội Thánh địa phương. Nhưng nếu không có người lãnh đạo, không có tổ chức hay cơ cấu thì Hội Thánh sẽ không thể thực hiện được những ý định mà Đức Chúa Trời muốn làm qua Hội Thánh.
Một vài người nói rằng chúng tôi không muốn đặt Đức Chúa Trời vào trong một cái hộp. Nhưng nếu chúng ta đọc lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ khám phá ra rằng Đức Chúa Trời tin vào người lãnh đạo, tổ chức và cơ cấu.
Kinh Thánh chép rằng “Nhưng mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự. ” (ICo1Cr 14:40)

DÀN Ý BÀI HỌC

I. NHỮNG VÍ DỤ TRONG KINH THÁNH VỀ GƯƠNG LÃNH ĐẠO, TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU
Gương Môi-se (XuXh 17:5, 13)
Môi-se đã giữ chức vụ mục sư tại một trong những Hội Thánh lớn nhất trên thế giới.
Và ông đã làm mục sư giữa 4-6 triệu người.
Chúng ta không gặp trở ngại gì khi rao giảng trước đám đông quần chúng, nhưng chúng ta vẫn chưa thể gây được ảnh hưởng gì cho họ cả.
Khi Hội Thánh địa phương được chuẩn bị để chăm sóc, thăm viếng những gia đình thân tín hữu, thì sau đó Hội Thánh sẽ không thể gây ảnh hưởng gì cho họ được.
Môi-se, A-rôn và Hu-rơ đã minh họa cho bức tranh của hội thánh địa phương trong 17:5, 13.
Nhưng còn một điều bị thiếu sót trong sự minh họa này là cây gậy của Đức Chúa Trời không được nói đến.
Cây gậy của Đức Chúa Trời tượng trưng cho quyền phép của Đức Chúa Trời.
Và cây gậy này chính là cây gậy đã phân rẽ nước Biển Đỏ ra thành một tấm vách ngăn khoảng 5 dặm.
D. Lời của Chúa rất có ý nghĩa trong quyền phép của Ngài.
Đức Chúa Trời phán cùng Môi-se rằng đương khi ngươi cầm gậy của Ta trong tay, thì Giô-suê sẽ thắng trận dân A-ma-léc.
E. Chúng ta không phải chỉ giơ tay lên nhưng chúng ta cũng phải đoàn kết với tôi tớ của Đức Chúa Trời khi ông thực thi theo Lời Chúa.
Môi-se đại diện cho những người có ân tứ trở thành mục sư.
A-rôn và những người Lê-vi đại diện cho những người giúp đỡ.
Hu-rơ và những thầy tế lễ đại diện cho tầng lớp lãnh đạo.
F. Tại sao sự đoàn kết trong dân Y-sơ-ra-ên thì rất quan trọng?
Có sự đoàn kết trong dân Y-sơ-ra-ên là để Giô-suê có thể thắng trận.
Và sự đoàn kết này cũng là hình ảnh của Hội Thánh địa phương.
Nhưng quả thật là rất buồn khi nói rằng chúng ta không thấy sự đoàn kết trong nhiều Hội Thánh.
Chúng ta sẽ giơ tay người lãnh đạo lên khi người ấy làm theo Lời Chúa.
Khi chúng ta làm điều này, Giô-suê sẽ thắng trận.
Có phải đây là hình ảnh mà mọi người vẫn thấy ở trong hội thánh của chúng ta ngày nay không?
Họ có thấy rằng giữa nam và nữ ai là người đã giữ vững Lời của Chúa?
Đừng lo ngại gì về cách lãnh đạo, hay cách tổ chức và cơ cấu trong Hội Thánh địa phương hoặc là những cách thức mà Hội Thánh địa phương không thực hiện.

II. ÁP DỤNG
Hãy đặt câu hỏi cho những vị lãnh đạo trong Hội Thánh
Bạn đã ở đâu trong bức tranh này.
Bạn có được sự ảnh hưởng của những người ở trong vòng tay của Đức Chúa Trời hay không?
Bạn có đoàn kết và hiệp một trong đức tin để thực hiện một công việc mà qua đó nó sẽ tôn cao quyền phép của Đức Chúa Trời để Giô-suê có thể thắng trận?
Hay là bạn rất tự hào?
Đây là lúc mà mọi người có thể bộc lộ mình.
Hãy đặt câu hỏi cho những người giữ chức vụ giúp đỡ trong Hội Thánh.
Bạn có được sự ảnh hưởng của những người ở trong vòng tay của Đức Chúa Trời hay không?
Bạn có đoàn kết và hiệp một trong đức tin để thực hiện một công việc mà qua đó sẽ tôn cao Lời của Đức Chúa Trời và quyền phép Ngài để Giô-suê có thể thắng trận?
Hay là bạn đầy lòng ích kỷ, chỉ cố gắng dành cho mình một chức vụ mà thôi?
Tôi tin chắc rằng bạn có thể trả lời những câu hỏi này.
ĐỪNG LO NGẠI GÌ VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO HAY CÁCH TỔ CHỨC VÀ NHỮNG CƠ CẤU.
KHI HỘI THÁNH ĐƯỢC CHUẨN BỊ ĐỂ THĂM VIẾNG, CHĂM SÓC NHỮNG GIA ĐÌNH TÍN ĐỒ THÌ CHÚNG TA SẼ GÂY ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG TRONG QUẦN CHÚNG.

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy để các vị mục sư ở trong nhóm của bạn đi ra ngoài trong khi những người đi theo họ hiện diện xung quanh và cầu nguyện cho họ.
Và cũng vậy, hãy để các vị mục sư đặt tay và cầu nguyện cho những người đi theo họ trong tinh thần đoàn kết và khiêm nhường để thừa nhận vị trí của họ trong thân thể Đấng Christ.
Theo ví dụ minh họa trong Kinh Thánh trong bài học này thì mục sư nhận được quyền lãnh đạo từ đâu?
Những mối liên hệ thực tiễn của vấn đề này là gì khi chúng ta cố gắng hướng dẫn mọi người hoặc khi chúng ta đi theo những nhà lãnh đạo.

TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu XuXh 17:5-13 lần nữa và ôn lại bài học, sau đó hãy trả lời những câu hỏi sau:
Trong phân đoạn Kinh Thánh này Môi-se tiêu biểu cho điều gì?
Ý nghĩa của cây gậy Môise là gì?
A-rôn và Hu-rơ đóng vai trò gì trong sự chiến thắng của dân sự Đức Chúa Trời, qua điều này Hội Thánh có thể học được bài học gì?
Bạn là người lãnh đạo hay là người đi theo?
Hằng ngày bạn có cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo hay những người đi theo mình không?
Nếu không, hãy phát huy thói quen cầu nguyện cho họ cùng với những vấn đề mà bạn liệt kê để cầu nguyện hằng ngày.


PHẦN 4: ĐỪNG LO NGẠI GÌ VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO
HAY CÁCH CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG HỘI THÁNH -PHẦN II


LỜI GIỚI THIỆU
Đây là phần thứ hai về sự lãnh đạo, cách cơ cấu tổ chức. Chúng ta hãy tiếp tục nhìn xem Môi-se như là một ví dụ. Nhưng trước hết chúng ta hãy xem trong ICo1Cr 14:40.
Nếu mọi sự đều được làm cho phải phép và theo thứ tự trong Hội Thánh thì Đức Chúa Trời sẽ hiện diện trong buổi nhóm thờ phượng. Có vài người nói rằng chúng ta không nên có thứ tự bởi vì điều đó đến từ ma quỷ và nó sẽ điều khiển Đức Chúa Trời. Nhưng tôi đến đây để nói với quý vị rằng thứ tự đến tự do từ nơi Đức Chúa Trời.Và Ngài rất vui sướng khi mọi sự đều được làm cho phải phép và theo thứ tự.

DÀN Ý BÀI HỌC
XuXh 18:13

I. BỐI CẢNH
Môi-se đang ngồi nơi một cái lều nhỏ.
Tất cả dân sự đều chờ đợi để cho Môi-se xét đoán từ sáng đến tối.
Môi-se đang cố gắng gánh vác công việc một mình.
Và Giê-trô, ông gia của Môi-se đến.
Giê-trô nghĩa là sự trôi hơn hết.
Đức Chúa Trời ước ao sự trội hơn hết trong Hội Thánh.
Giê-trô gọi Môi-se đến để hỏi.
Và Môi-se đã trả lời (18:15).
Lời khuyên của Giêtrô (18:23).
Sau đó Môise hướng dẫn dân sự phải làm gì và làm như thế nào.
Giê-trô nói rằng chúng ta cần những người đại diện tài năng và chân thật.

II. TIÊU CHUẨN ĐỂ TÌM NGƯỜI TRONG VÒNG DÂN SỰ TRƯỚC KHI GIAO NHIỆM VỤ
A. Những người kính sợ Đức Chúa Trời (18:21)
Những người như thế nào trong Hội Thánh chúng ta ngày nay là kính sợ Đức Chúa Trời?
Hãy tìm ra những người trong vòng dân sự kính sợ Đức Chúa Trời hơn là kính sợ con người.
Những người sẵn sàng làm những điều mà Đức Chúa Trời muốn họ làm.
B. Những người chân thật (18:21)
Những người như thế nào trong Hội Thánh chúng ta ngày nay là người chân thật?
Những người trong Hội Thánh chúng ta có ý gì khi họ nói rằng họ dự định thực hiện một công tác nào đó, và họ sẽ hoàn thành công tác đó?
Những người ghét sự tham lợi
Những người như thế nào trong Hội Thánh chúng ta ngày nay là người ghét sự tham lợi?
Thái độ của những người này là khi ai đó được sung sướng, hạnh phúc thì họ ngợi khen Đức Chúa Trời bằng những lời hoa mỹ. Và những người này họ không tham muốn của cải cũng như địa vị của người khác.
Hãy tìm những người có tấm lòng chỉ muốn trở thành người hầu việc mà thôi.
Những người chỉ muốn hầu việc Đức Chúa Trời là những người sẵn sàng đến bất cứ nơi đâu và làm bất kỳ điều gì, dù họ không được một danh hiệu hay địa vị gì cả.
Tất cả họ đều là những người có đủ tiêu chuẩn.
Và mỗi một người sẽ đảm đương một trách nhiệm khác nhau.
Hãy lập lên trên dân sự, làm trưởng cai trị hoặc ngàn người hoặc trăm người, hoặc năm mươi người, hoặc mười người (18:21)
Khi dân sự tìm thấy được vị trí của mình trong thân thể Đấng Christ, thì họ sẽ được bình an trong Đức Chúa Trời.
Lý do mà nhiều người không thể có được sự bình an của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh ngày nay là bởi vì họ là những người đang đứng chực trước mặt Môi-se.

III. KẾT QUẢ CỦA CÁCH LÃNH ĐẠO CÓ CƠ CẤU TỔ CHỨC (18:24-26)
Cách chọn người lãnh đạo (18:24)
Ai đã chọn những trưởng lão?
Không phải hội đồng chọn.
Nhưng chính Môi-se đã thực hiện mọi việc cùng với cộng sự ông.
Làm thế nào chúng ta biết nơi vị lãnh đạo của mình đang đứng
Ai là người nói nhiều nhất?
Bạn chỉ nên nói ít mà hãy quan sát nhiều.
Nếu suốt khoảng thời gian mà họ luôn nói chuyện với mục sư hoặc với mọi người, thì điều này sẽ cho bạn nhận ra nơi họ đang đứng.
Việc kế tiếp mà Môise làm cho Đức Chúa Trời là gì?
Môi-se đến Ngọn Núi Si-na-i, ông đã trò chuyện với Đức Chúa Trời và nhận lãnh Mười Điều Răn (19:1-20:26)
Nếu Môi-se không nhận được lời khuyên của ông gia mình thì ông đã không có thời gian lên trên núi để trò chuyện cùng Đức Chúa Trời.

KẾT LUẬN
Mục sư của bạn có ngồi trong túp lều nhỏ không? Ông có đi ra ngoài, có trò chuyện với Đức Chúa Trời và ông có nhận thấy những gì mà Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh không?
Nếu như Môi-se không bước ra ngoài túp lều nhỏ ấy, thì ông đã không nhận được Mười Điều Răn từ nơi Đức Chúa Trời.
Thái độ của bạn như thế nào khi bạn thấy mục sư của mình bước ra ngoài để cầu nguyện ở một nơi nào đó? Thái độ của bạn có phải là: “Tôi có thể đi ra ngoài bất cứ khi nào tôi muốn đi để cầu nguyện”? Nhiều người có những vị mục sư đã đi hiên ngang trong túp lều. Mục sư phải biết lắng nghe tiếng phán từ nơi Đức Chúa Trời để biết được kế tiếp Ngài muốn làm điều gì.
ĐỪNG LO NGẠI GÌ VỀ CÁCH LÃNH ĐẠO, CƠ CẤU HAY CÁCH TỔ CHỨC

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận những cách thức để xác định những người kính sợ Đức Chúa Trời hơn là kính sợ con người.
Làm thế nào bạn có thể giúp đỡ mọi người để họ hầu việc Chúa trong Hội Thánh nhưng họ không trở nên tham lam địa vị của những người khác?
Hãy thảo luận những cách thức để hướng sự chú ý của mọi người vào mục sư để giúp họ nhận ra người lãnh đạo trong Hội Thánh.
Hãy thảo luận những ích lợi mà Hội Thánh sẽ nhận được nếu mục sư không bị ràng buộc trong những trách nhiệm hành chánh để họ tập trung vào trong chức vụ.

TỰ NGHIÊN CỨU
Nếu bạn là mục sư, bạn hãy tự đánh giá chức vụ của mình: bằng cách liệt kê một vài công việc thường làm hằng ngày mà bạn có thể giao phó cho những người khác để bạn có nhiều thời gian hơn nữa trong sự cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa.
Nếu bạn là người giúp đỡ, hãy liệt kê một vài lãnh vực mà bạn có thể giúp đỡ mục sư của bạn.


PHẦN 5: HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI HẦU VIỆC SỐT SẮNG


LỜI GIỚI THIỆU
Tôi vẫn thường được hỏi rằng “Sự Giúp Đỡ” có trong Kinh Thánh hay không? Có lần một vị giáo sư Thần Học nói với tôi rằng ông ta chưa bao giờ nghe đến “Sự Giúp Đỡ” trong Kinh Thánh. Tôi đã đi vòng quanh thế giới giảng dạy về ơn Giúp Đỡ để giúp cho mọi người nhận ra rằng họ có trong thân thể đấng Christ.

DÀN Ý BÀI HỌC
IITi 2Tm 1:6

I. NHEN LẠI LÒNG SỐT SẮNG HẦU VIỆC CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG CÁC BẠN
Có những lúc khi các ân tứ bên trong chúng ta không còn hoạt động nữa, thì chính lúc ấy chúng ta cảm thấy rằng những gì mà chúng ta làm được thì không quan trọng (RoRm 12:11).
Lửa Thánh Linh thiêu đốt mọi phần trong thân thể chúng ta hết sức mãnh liệt đến nỗi chúng ta phải ước ao được hầu việc Chúa.
ICo1Cr 12:28
Trong thân thể Đấng Christ chúng ta không gặp trở ngại gì khi muốn nhìn xem các sứ đồ, đấng tiên tri và những thầy giáo, công việc của phép lạ và ơn chữa lành.
Nhưng khi lửa Thánh Linh đến để giúp đỡ và cai trị thì chúng ta sẽ gặp trở ngại.
Thánh Kinh chép rằng, Đức Chúa Trời đã lập nên trong Hội Thánh những ơn giúp đỡ và cai trị.
Đây là những người đã giúp đỡ những kẻ nghèo túng.
Đức Chúa Trời không đứng về phía những người có địa vị, nhưng Ngài đứng về phía những người hầu việc.

II. ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG ĐỨNG VỀ PHÍA NHỮNG NGƯỜI CAO TRỌNG, NHƯNG NGÀI ĐỨNG VỀ PHÍA NHỮNG NGƯỜI HẦU VIỆC (IVua 1V 18:21)
Đức Chúa Trời đã chấp nhận Ê-li không phải vì là một đấng tiên tri, nhưng vì ông là một kẻ tôi tớ Ngài và vâng Lời Ngài mà làm mọi sự (18:36-38).
Bạn hầu việc Chúa trong Hội Thánh với chức vụ giúp đỡ, thì không nên hổ thẹn vì cớ mọi người biết bạn là đầy tớ của Đức Chúa Trời.
Bạn có ước ao các tầng trời mở ra và lửa Thánh Linh giáng xuống trên Hội Thánh bạn không? Nầy đầy tớ của Đức Chúa Trời hãy ngước mắt lên và kêu cầu cùng Chúa. Nhưng hãy nhớ một điều rằng khi bạn làm điều đó thì bạn phải làm lại ba lần. Tại sao?
Bởi vì các tầng trời sẽ mở ra và ngọn lửa mầu nhiệm của Thánh Linh sẽ xảy đến trên đời sống bạn.
Làm thế nào chúng ta có thể có được lửa Thánh Linh giáng xuống thanh tẩy lòng của chúng ta?
Đó là khi những đầy tớ Đức Chúa Trời trong Hội Thánh chúng ta đứng lên, kêu cầu cùng Chúa và khởi sự làm mọi điều mà Đức Chúa Trời sai bảo. Lúc ấy các tầng trời sẽ mở ra và lửa Thánh Linh sẽ đáp đậu trong lòng chúng ta.
Lửa Thánh Linh sẽ dẫn dắt những người hầu việc. Còn những người cao trọng thì sẽ không được như vậy.
Sự cao trọng không gây ấn tượng gì trong lòng Đức Chúa Trời.
Sự cao trọng không làm cảm động lòng Đức Chúa Trời.
Chỉ có một điều có thể gây ấn tượng và làm cảm động lòng Đức Chúa Trời là sự hầu việc.
Không nên hổ thẹn vì cớ mọi người biết bạn là đầy tớ của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời cần bạn. Thành phố nơi bạn sống cần bạn. Hội Thánh bạn cần bạn.

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận sự khác nhau giữa người có địa vị và người phụ giúp trong Hội Thánh.
Làm thế nào mà mọi người được công nhận trong Hội Thánh?
Qua địa vị của họ.
Qua công việc của họ.
3. Bằng cách nào bạn có thể kêu gọi các thánh đồ hay tất cả tín đồ trong thân thể Đấng Christ đem quyền phép của Đức Chúa Trời đến cho mọi người.

TỰ NGHIÊN CỨU
Nếu trong Hội Thánh bạn không có mục sư trưởng lão thì hãy đến cùng mục sư nơi bạn sinh hoạt, và nói với ông rằng bạn muốn tham gia vào việc đem quyền năng của Đức Chúa Trời đến cho mọi người. Và nói ông hãy giao cho bạn bất kỳ công tác gì trong Hội Thánh, bạn sẽ hoàn thành tốt công tác được giao bằng hết khả năng của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét